- Bệnh đậu mùa
Trước khi những người phương Tây đặt chân đến Châu Mỹ, số lượng dân bản địa ước tính vào khoảng 100 triệu người. Trong những thế kỷ tiếp theo, con số này còn vào khoảng từ 5-10 triệu, và sự sụt giảm khủng khiếp này có đóng góp rất lớn từ bệnh Đậu mùa.
Người Incas hay Aztec có thể đã xây dựng nên những công trình kiến trúc vĩ đại, những pháo đài kiên cố, nhưng chừng đó là chưa đủ để bảo vệ họ trước món quà mà người Châu Âu mang đến. Họ chưa hề tiếp xúc với những thứ bệnh dịch đó trước đây, và do đó, họ không hề sở hữu bất cứ thứ miễn dịch nào để tự bảo vệ mình.
Virus gây ra bệnh Đậu mùa có tên là Variola Virus. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp qua da, hoặc qua dịch cơ thể của người mang mầm bệnh, nhưng nó cũng có thể lây qua đường hô hấp, nếu bạn sống cùng người mang bệnh trong môi trường khép kín.
Mặc dù vaccine đã ra đời từ năm 1796, nhưng đậu mùa vẫn tiếp tục lan rộng. Thậm chí, vào năm 1967, một vụ dịch nổ ra đã làm 2 triệu người thiệt mạng, và gây ra một cơn ác mộng đối với toàn nhân loại. Cùng năm đó, Tổ chức Y tế thế giới đã bắt đầu triển khai những nỗ lực nhằm “tận diệt” virus Đậu mùa, thông qua việc mở ra chiến dịch tiêm chủng đại chúng. Như một sự đền đáp lại nỗ lực này, một năm sau đó, Đậu mùa chính thức bị xóa sổ.
- Dịch cúm
Năm 1918 là thời điểm cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ nhất sắp kết thúc. 37 triệu người tử vong được ghi nhận lại trong năm đó, những người còn sống sót thì đếm từng ngày để chờ đợi khoảnh khắc xum họp với gia đình. Nhưng nhân loại vẫn chưa được tận hưởng yên bình, khi một trận cúm nổ ra vào năm đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người – chỉ trong vòng 3 tháng.
Một năm trôi qua, bệnh cúm dần rút lui, nhưng nó vẫn kịp ghi lại một thành tích kinh hoàng, với số ca tử vong vào khoảng 50-100 triệu người.
Trận đại dịch này còn có tên gọi là dịch cúm Tây Ban Nha, do số lượng tử vong ở đây đã đạt ngưỡng 8 triệu người. Nhân loại hoàn toàn chưa hề có miễn dịch đề kháng lại chúng, cũng như những gì đã xảy ra khi bệnh Đậu mùa đến với những người Aztech. Một lượng lớn người và hàng hóa thiết yếu di chuyển khắp nơi trên trên thế giới trong cuộc chiến tranh đã tạo điều kiện cho virus lây lan với tốc độ chóng mặt.
- Dịch hạch “Cái chết Đen”
Những chiếc xe chất đầy xác người, những gia đình, những người nông dân hay thậm chí cả những vị Vua đang thoi thóp chờ ngày một thiên sứ nào đó sẽ xuống giải thoát mình khỏi nỗi đau bất tận đang dày vò – đó là những hình ảnh thảm khốc gây ra do Dịch hạch.
Được ghi nhận như là trận dịch đầu tiên, dịch “Cái chết đen” nổ ra vào năm 1348 đã cướp đi sinh mạng của hơn một nửa dân số châu Âu (hơn 200 triệu người), một phần cư dân Ấn Độ và Trung Quốc. Vụ dịch lây lan nhanh thông qua con đường trao đổi buôn bán cũng như các cuộc chiến tranh, chúng tàn phá làng mạc, thành phố, làm đảo lộn toàn bộ đời sống chính trị cũng như vị trí của các tầng lớp trong xã hội vào thời kỳ đó.
Căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn có tên gọi Yerinia pestis, và bệnh chủ yếu lây truyền thông qua những con bọ chét cư ngụ trên chuột. Các triệu chứng thường thấy của bện là sưng hạch, sốt, ho đờm lẫn máu và khó thở. Y học hiện đại có thể dễ dàng điều trị bệnh trong giai đoạn đầu, biến Dịch hạch trở thành căn bệnh ít đe dọa hơn đến tính mạng.
- Sốt rét
Sốt rét không phải là một cái tên quá mới mẻ trong danh sách những cơn ác mộng của nhân loại. Ghi nhận về nó đã xuất hiện từ hơn 4000 năm trước, khi những sử gia Hy Lạp ghi nhận lại mức độ tàn phá của nó. Sốt rét xuất hiện ngay cả trong những di thư cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ. Thậm chí, ngay từ thời xa xưa, người ta đã tìm ra mối liên hệ giữa căn bệnh sốt rét và những vùng ẩm thấp, nơi muỗi sinh sôi và phát triển.
Những người từng đi lính trong quá khứ có lẽ vẫn chưa thể quên được nỗi kinh hoàng này. Từng người lính một gục ngã sau khi phải trải qua nhiều đêm chịu đựng cái rét khủng khiếp từ bên trong cơ thể. Chỉ riêng mình cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều số liệu thống kê đã ghi nhận lại gần 1.5 triệu ca bệnh, và hơn 10.000 trường hợp tử vong trong số đó. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sốt rét đã làm tê liệt toàn bộ lực lượng của Anh, Pháp và Đức suốt gần 3 năm. Gần 60.000 binh lính Mỹ chết vì căn bệnh này trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Ngày nay, sốt rét vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối với nhân loại, đặc biệt là khu vực châu Phi cận Sahara. Mỗi năm, từ 350 đến 500 triệu trường hợp mắc sốt rét được ghi nhận ở khu vực này, và nó vẫn tiếp tục lấy đi sinh mạng của hơn 1 triệu người. Ngay cả ở Mỹ, nơi trước đó đã tuyên bố thanh toán xong dịch sốt rét, hàng năm vẫn có gần 1000 ca bệnh, và một vài trường hợp tử vong đã được ghi nhận.
- Bệnh sởi
Dịch sởi là một bệnh dịch đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng đại dịch sởi tăng không ngừng và với quy mô ngày càng mở rộng. Điển hình là đại dịch sởi ở Châu Âu năm 2011. Châu Âu đã chứng kiến sự gia tăng bệnh sởi từ năm 2011 với các vụ dịch lớn ở Pháp, Ro-ma-ni và U-krai-na. Tổ chức Y tế Thế giới cũng ghi nhận trên 26.000 trường hợp bệnh sởi tại 36 quốc gia châu Âu từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011, với 83% xảy ra ở Tây Âu với 9 trường hợp tử vong và 7.288 ca nhập viện.
2 năm sau đó, dịch sởi lại bùng phát ở Châu Phi. Cộng hòa dân chủ Congo xuất hiện dịch sởi lớn nhất trong 2013 kể từ trước đến nay. Cộng hòa dân chủ Congo đứng đầu danh sách dịch sởi năm 2011 với hơn 134.000 trường hợp và năm 2012 với gần 74.000 trường hợp. Những trường hợp này có thể chỉ đại diện ít hơn 1/10 số ca thực tế. Năm 2013, Bộ Y tế báo cáo 54.000 ca bệnh và gần 800 trường hợp tử vong. Nigeria cũng đối mặt với dịch sởi trên quy mô lớn toàn quốc với gần 29.000 trường hợp tập trung vùng Tây Bắc nhưng lan rộng tất cả các bang của Nigeria.
Theo thông tin giám sát của Tổ chức Y tế thế giới, các quốc gia Châu Phi khác có dịch sởi lớn bao gồm Angola, Benin, Cộng hòa Trung Phi, Cameroon, Congo, Ethiopia, Gabon, Kenya, Mali, Sudan, Togo and Uganda.