Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản

(Soha.vn) - Có nhiều người Nhật trầm cảm, luôn luôn căng thẳng và không còn khả năng tận hưởng cuộc sống.

Người Nhật được ca ngợi vì tinh thần bất khuất, trọng đạo nghĩa, lòng yêu nước và sự đồng lòng vì lợi ích chung. Cùng với nhau, họ làm nên những điều thần kỳ, thể hiện qua cách họ quật khởi sau Đệ nhị Thế chiến, cách họ khôi phục Hiroshima và Nagasaki, cách họ đối phó với thiên tai động đất triền miên, cách họ tương trợ lẫn nhau và xây lại đất nước sau thảm họa sóng thần 2011, hay gần đây nhất như cách họ ứng xử với Trung Quốc khi hai nước xảy ra tranh chấp.

Tuy nhiên, một đồng xu luôn có hai mặt, mỗi xã hội đều có những góc khuất. Vậy đằng sau sự phát triển thần kì đó là gì?

Đó là những người Nhật trầm cảm, luôn luôn căng thẳng và không còn khả năng tận hưởng cuộc sống. Một ngày của họ từ sáng dậy đến đi ngủ chỉ có công việc. Nhiều người tìm cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn của cuộc sống ấy. Không ít người đã nhận được sự giải thoát bằng cái chết: Tự tử.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
 

Bà Sesuko Nabu, 65 tuổi, với áo choàng của chồng, người đã nhảy vào đoàn tàu đang chạy tới. Bức thư tuyệt mệnh được tìm thấy trong túi áo.

Với nhiều người, dù là những con người chăm chỉ và làm thêm giờ, họ cũng không thể có thuê được nơi ở riêng và tìm đến một cuộc sống ở tiệm café internet: họ đến vào ban đêm, thuê một phòng máy nhỏ, ngủ ở đó đến sáng rồi đi làm.

Có những người sống toàn phần ở tiệm internet, như ông Tadayuki Sakai.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ông Tadayuki Sakai trong phòng internet.

Ông Tadayuki Sakai bỏ việc ở một công ty thẻ tín dụng sau khi con gái vào đại học. Sau 20 năm làm một công việc ông không thích, cuối cùng ông đã quyết định rằng đã đến lúc để ra đi. Nhiếp ảnh gia Shiho Fukada kể lại: “Dù sống ở tiệm Internet, ông ấy nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều.”

Shiho hỏi nếu ông muốn chuyển đến ở một căn hộ, ông trả lời: “Không. Tôi chỉ muốn đi khỏi Nhật Bản. Tôi chẳng còn gì để mất và tôi cũng không còn hi vọng nào cho đất nước này nữa,”

Phụ nữ càng gặp nhiều khó khăn hơn nam giới. Mặc dù có luật đảm bảo bình quyền giới tính, điều tra của Goldman Sachs cho thấy chỉ hai phần ba phụ nữ tốt nghiệp từ đại học có việc làm.

Thất vọng, nhiều cô gái trẻ tìm đến nghề tiếp khách.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ku, một cô gái tiếp khách.

Nghề tiếp khách này không đồng nghĩa với gái điếm. Công việc của các cô gái là mặc đẹp, ngồi ở quầy bar chờ đàn ông đến. Không có tình dục, chỉ có ve vãn tán tỉnh. Nhiều người hi vọng kiếm được một ông chồng giàu có.

“Cảm giác dễ bị vứt bỏ lan tràn trong các câu chuyện,” Shiho Fukada nói. “Hoặc không được tôn trọng như một người làm công, hoặc phải làm việc cực nhọc. Không có lựa chọn nào khác.” Cảm giác ấy, cảm giác ngột ngạt của một xã hội có vẻ bình yên và trật tự.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
 

Mặc dù nhận thức về sự nguy hiểm của làm việc quá sức đang được nâng cao, giới cổ cồn Nhật Bản vẫn đang càng ngày càng làm thêm giờ vì sợ mất việc,

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Một công sở trong ánh mặt trời lặn.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Người đi làm buổi sáng ở Tokyo.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Làm việc muộn ban đêm. Làm việc quá sức là một nguyên nhân chính gây trầm cảm ở Nhật.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Chồng bà Emiko Teranishi 61 tuổi qua đời vì tự tử. Ông quản lí một chuỗi nhà hàng nhưng làm việc quá nhiều. Ông kết liễu cuộc đời mình bằng cách nhảy từ một tòa nhà.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Chuyến tàu cuối cùng để về nhà.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
 

Bà Hideko Shimamura, 48 tuổi, chia sẻ chiếc email cuối cùng từ chồng, Masayoshi, người đã tự tử năm 2009. Theo bà nhớ lại, ông gọi bà và nói rằng: “Anh đã uống 11 viên thuốc và đang đốt lò sưởi than nhưng anh vẫn chưa thấy buồn ngủ.”

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Một khách hàng ở Tokyo vào trong một quán café manga, nơi các nhân công làm thêm lương thấp thường ở lại qua đêm.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Tadayuki Sakai ngủ ở phòng internet café của mình sau khi xong việc. Ông làm nhiều giờ ở công ty một người bạn. Ông nói ông thích làm việc đó và hi vọng sẽ sớm được chuyển tới một phòng ở đó.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
 

Fumiya, 26 tuổi, đọc manga trong phòng internet café. Anh là bảo vệ ở một khu xây dựng mà anh nói sẽ tiếp tục làm ở đó 7 năm nữa. Anh nói đây là lúc để kiếm tiền và anh sẽ chịu sống trong tiệm café.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
 

Ông Tadayuki Sakai đi làm từ phòng café internet của mình. Số người làm các công việc tạm thời và lương thấp, cùng với việc không có các quyền lợi đã tang cao trong thập kỉ trước và giờ chiếm một phần ba người làm ở Nhật Bản.

Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Aya, 18 tuổi, sống ở quán café cùng mẹ, người thuê phòng bên cạnh cô.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ông Sakai làm cho một công ty thẻ tín dụng 20 năm.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Danh thiếp của Cocoa Aiuchi, một cô gái tiếp khách ở bar và câu lạc bộ.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Julie, 31 tuổi từng làm ở một quầy miễn thuế ở sân bay nhưng giờ là gái tiếp khách. Ở Nhật Bản, các khách hàng trả hậu để có các cô gái này bên cạnh – ve vãn nhưng không sex. Nghề này từng bị coi thường nhưng càng ngày càng quen thuộc với các cô gái trẻ.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ở tuổi 24, Ku nói rằng cô đang nghĩ đến nói dối tuổi của mình vì khách hàng sẽ nghĩ rằng cô quá già. Mặc dù có luật bình quyền lao động, các việc làm cho phụ nữ vẫn thường chỉ có lương thấp, việc tạm thời hoặc việc không ai muốn.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ku với khách hàng ở quầy bar. Mặc dù nghề tiếp khách chỉ cho các cô gái trẻ, nhiều người thấy đó là một trong số ít lựa chọn có thể cho họ thu nhập ổn định.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Aya, 22 tuổi, muốn bỏ nghề tiếp khách đã lâu nhưng chưa thể. Cô nói: "Tôi muốn bỏ và bắt đầu một điều gì khác nhưng tôi sợ là không thể. Tôi không có bằng cấp III và tôi không có kinh nghiệm gì khác ngoài tiếp khách."
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Các quán bar và câu lạc bộ sex trải dọc đường Kabukicho trong khu đèn đỏ.
Nhìn ra thế giới: Góc khuất đen tối của người lao động Nhật Bản
Ku trên đường đi làm. Dù 24 tuổi, cô nói với khách hàng mình mới 19.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại