Người Việt kén người "xông đất", người Thái té nước mừng Tết

Sam Ngọc |

(Soha.vn) - Khác với nhiều quốc gia tại Châu Âu, ngoài tết dương lịch các quốc gia ở Châu Á, trong đó có Việt Nam còn đón thêm tết âm lịch.

Việt Nam

Bánh chưng – món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết nguyên đán ở Việt Nam

Người Việt tự hào với truyền thống đón Tết Nguyên Đán với nhiều đồ ăn thức uống, niềm vui và trên hết là thái độ tích cực đối với năm mới. Người ta tin rằng cách bạn hành xử và những việc bạn làm trong 3 ngày đầu năm mới sẽ chi phối cả năm đó. Vậy nên 3 ngày này mọi người tránh cãi cọ, luôn cố gắng tươi cười và cho đi những món quà như quả chín, bánh chưng và phong bao lì xì đỏ.

Có rất nhiều cách để đảm bảo năm mới là một năm thuận lợi với gia đình nhà chủ. Ở Việt Nam người ta tin rằng người đầu tiên xông nhà, xông đất, xông trang trại, xông công ty cực kì quan trọng. Đó phải là người có tướng mạo sáng sủa, học vấn cao, tính cách vui vẻ ôn hòa, có tuổi phù hợp với năm mới. Nhiều gia đình mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để mời được những người có những tiêu chí như thế. Người ta đồn rằng người nghe thấy tiếng gõ cửa và ra mở đón khách ấy sẽ được ban nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi.

7 ngày trước Tết, Táo quân được cho là sẽ cưỡi cá chép vàng lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo về những chuyện đã qua trong năm. Khác với Ông già Noel, người chỉ xuất hiện vào dịp Giáng Sinh, vị thần này có thể ban phước lành cho gia chủ trong cả năm và cả năm mới sau đó.

Nói đến đồ ăn, những món đặc trưng trong ngày Tết như bánh chưng – 1 loại bánh nếp hình vuông có nhân đậu xanh và thịt heo. Món này thường được ăn với dưa món – 1 loại rau xanh được trộn đầy đủ gia vị rất lâu như ớt, tiêu, muối,… Những món vặt được ưa chuộng trong ngày này là hạt dưa, mứt gừng, mứt dừa,…

Nhưng trước khi người Việt được ăn cái Tết trọn vẹn, bố mẹ ông bà luôn nhắc nhở con cái phải dọn dẹp nhà cửa sao cho sạch sẽ tươm tất, trả hết nợ cũ và mua quần áo mới. Đó là những cách người Việt có được khởi đầu mới mẻ và bắt đầu một năm mới theo cách tích cực nhất. Có thể nói Tết cổ truyền là dịp lễ được mong đợi trong năm khi mà tất cả cộng đồng người Việt khắp năm châu đều hướng về quê hương tổ tiên cùng những truyền thống tốt đẹp đáng gìn giữ.

Campuchia

Đối với người dân Campuchia, năm mới mang nhiều ý nghĩa hơn là dịp để tiệc tùng đàn đúm. Đây được coi là 1 trải nghiệm mang đầy tính tâm linh. Trong 3 ngày chaul chnam thmey, hay còn gọi là lễ mừng năm mới ở đất Campuchia, hầu như mọi người rủ nhau đi chùa chiền tất cả các ngày. Ở đó, họ chia nhau ra để cầu nguyện, chơi các trò chơi dân gian và nếm đủ thứ đồ ăn trên đời.

Nhưng vào ngày đầu tiên, thường rơi vào giữa tháng 4, người ta quan niệm khu đất trước bàn thờ tổ tiên sẽ tiếp đón 1 thiên thần Năm mới và người dân sẽ phải chuẩn bị nến, trầm, hoa, quả, lá chuối cuộn bay sey và 1 bát nước hoa. Các thành viên trong gia đình thay nhau cầu xin sức khỏe, hạnh phúc và mùa màng bội thu. Sau đó trong vòng 1 buổi sáng, sau khi diện quần áo đẹp và mang gạo và đồ ăn đến cho các sư thầy, người ta lại đổ ra các đền điện để cầu nguyện.

Sau buổi cầu nguyện, các con chiên trong nhà thờ sẽ tụ tập và chơi các trò chơi truyền thống như jhun – ném khăn, teanh proat – kéo co. Khi mặt trời lặn cũng là lúc các đụn cát cao ngút trời được đắp trong các đền điện chùa chiền. Người ta quan niệm các “núi” cát càng cao thì càng được hưởng nhiều hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.

Cách chào đón Năm mới - chaul chnam thmey đầy ấn tượng của người Khmer-Campuchia
Cách chào đón Năm mới - chaul chnam thmey đầy ấn tượng của người Khmer-Campuchia

Ngày thứ 2 vẫn tiếp tục chuỗi ngày cầu kinh ở chùa chiền, nhà thờ và đắp thêm cát lên “núi”. Nhưng trong ngày này vẫn có những điểm nhấn như trẻ con tặng quà cho ngưới lớn tuổi, tự nướng những chiếc cupcake xinh xinh để bán lấy tiền may mắn đầu năm.

Để kết thúc dịp ăn mừng năm mới, người dân Campuchia sẽ theo các nhà sư lên núi và gột rửa cơ thể bằng nước thơm. Điều này thể hiện sự thành kính, đem lại bình an, phước lành và cuộc sống đủ đầy cũng như là khoác lên mình bộ mặt Năm mới.

Thái Lan

Lễ hội té nước nổi tiếng thu hút du khách đến Thái Lan với Songkran vào giữa tháng 4
Lễ hội té nước nổi tiếng thu hút du khách đến Thái Lan với Songkran vào giữa tháng 4

Nước và dây thừng là những thứ gắn liền với truyền thống Năm mới Songkran kéo dài 4 ngày giữa tháng 4 ở Thái Lan. Vào những ngày đặc biệt này người Thái sẽ rắc và thậm chí và dùng vòi cứu hỏa để phun vào người nhau những nước hoa tượng trưng cho sự rửa sạch tội lỗi và làm mới con người. Trong suốt 1 năm dài, hoạt động Rod Nahm Dum Hua được người Thái đón chờ nhất. Tuy nhiên gần đây thanh niên xứ sở Chùa Vàng này có chiều hướng lạm dụng ngày lễ Songkran vào việc trêu ghẹo các cô gái trên đường bằng việc phun nước xối xả vào người họ, trong khi theo truyền thống vốn có thì chỉ nên vẩy nhẹ nước lên người.

Theo quan niệm dân gian Thái, thành viên nhỏ tuổi trong gia đình phải đổ nước hoa nhài cẩn thận lên vai và dọc sống lưng của những người già trong khi miệng lẩm nhẩm cầu xin may mắn và mong ước những điều tốt lành cho năm mới. Để đáp lại, những người cao tuổi sẽ xin tha thứ cho bất kì những lần họ nặng lời với con cháu và ban tặng những lời chúc cũng như những lời khuyên thông thái cho con cháu mình.

Sau giọt nước thơm cuối cùng, người lớn sẽ thắt dây bện thừng mỏng lên tay trẻ con và ngược lại. Trong tín ngưỡng của người Thái, đây là 1 vinh dự to lớn nên làm trong năm mới, tượng trưng cho những lời cầu nguyện quá dài không thể nói hết nên lời. Những chiếc dây bện này sẽ dần dần tự tan ra một cách tự nhiên nhất. Songkran là dịp người Thái tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi tượng Phật bằng nước hoa tươi, thăm chùa chiền và làm từ thiện. những hoạt động này được làm nên 1 mùa nghỉ lễ đặc sắc trong năm ở Thái Lan.

Singapore

Singapore cũng như các nước Châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc. Với số dân trên 50% người gốc Trung Hoa, không có gì ngạc nhiên khi năm mới là 1 dịp quan trọng đối với người Singapore. Như thường lệ, kì nghỉ kéo dài trong 3 ngày, nhưng riêng đối với người Sing, họ dành ra hẳn 1 tuần để ăn mừng và thăm họ hàng bạn bè. Thị trường quà tặng, quần áo, đồ gia dụng cũng như đồ ăn ngon trở nên tấp nập hơn bao giờ hết nhân dịp năm hết Tết đến. Mọi thứ phải trở nên hoàn hảo cho một Năm mới trọn vẹn.

Đường phố Singapore ngập tràn ánh sáng trong dịp năm mới thiêng liêng
Đường phố Singapore ngập tràn ánh sáng trong dịp năm mới thiêng liêng

Một dịp Năm mới đậm chất Trung Hoa không thể thiếu những buổi gia đình sum vầy, con cháu từ mọi nơi trên thế giới cố gắng về đoàn tụ với gia đình. Như ở Trung Quốc, các bữa ăn chỉ toàn những món “may mắn” và ẩn chứa “hồng bao” cho con trẻ. Chúng được dạy phải kiên nhẫn và đợi đến ngày 15 đầu tiên của năm mới để được nhận lì xò dưới gối. Điều này để đảm bảo sự an lành và nhiều điềm tốt trong cuộc sống mới. Vậy nên sự chờ đợi cũng là xứng đáng.

Kết

Mặc dù có sự khác nhau trong cách chào đón một năm mới nhưng có 1 điều không thể thiếu trong dịp năm mới ở mỗi vùng đất : gia đình. Dù bạn đang ở quốc gia nào, theo tín ngưỡng gì hay thuộc chủng tộc gì, dịp Tết luôn là khoảng thời gian dành cho gia đình quây quần, bạn bè hội họp và tạo ra những mối gắn kết tình thân.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại