Người Nhật trọng Tết, người Ấn mở tiệc thâu đêm suốt sáng

Sam Ngọc |

(Soha.vn) - Khác với nhiều quốc gia tại Châu Âu, ngoài tết dương lịch các quốc gia ở Châu Á, trong đó có Việt Nam còn đón thêm tết âm lịch.

Tiếng pháo hoa nổ giữa trời vào thời khắc giao thừa. Dòng người mặc trang phục múa lân màu đỏ hân hoan cùng năm mới. Bữa cơm thịnh soạn đêm tất niên với những đồ ăn ngon nhất, đẹp mắt nhất. Phong bao lì xì đỏ đầy chặt những tờ tiền mới cứng cho trẻ con. Tất cả những hình ảnh đó dù ở quốc gia nào thì cũng mang đậm chất ngày Tết.

Nhật Bản

Buổi Countdown chào đón Năm mới hoành tráng ở Nhật Bản khác hẳn những truyền thống cổ hủ trước đây của họ
Buổi Countdown chào đón Năm mới hoành tráng ở Nhật Bản khác hẳn những truyền thống cổ hủ trước đây của họ

Các buổi lễ chào đón năm mới ở Nhật được nhận xét là khá cổ hủ như chính lịch tính ngày âm của họ. Mảnh đất mặt trời mọc này dựa trên hệ thống lịch mặt trời vào cuối thế kỉ 19, bỏ qua hệ thống lịch mặt trăng đã được sử dụng hàng thế kỉ nay.

Vậy nên đối với người Nhật, Năm mới, hay còn gọi là gantan, rơi vào ngày mùng 1 tháng 1 như hầu hết các quốc gia bên ngoài Châu Á. Nhưng các hoạt động ăn mừng năm mới không hề kém rực rỡ sắc màu hay phong phú về hoạt động như các quốc gia phương Tây láng giềng. Những ngôi chùa Phật giáo rung vài hồi chuông ngắn trước đêm giao thừa. Người dân sẽ đi dọc theo 108 chiếc vòng kim loại và đếm nhẩm theo, thể hiện sự khó khăn và những đau khổ đã phải chịu đựng trong năm cũ. Khi tiếng chuông dứt cũng là lúc năm mới đã đến.

Trong ngày đầu năm may mắn đó, cách bạn xử lí những cái đầu tiên trong năm mới cũng rất được xem trọng, bao gồm cả chuyến du hành đầu năm đến những ngôi miếu Shinto hay các đền thờ Phật. Đối với người dân xứ hoa anh đào, chuyến đi thăm biển tận mắt ngắm hatsu hinode hay bình minh đầu tiên nằm đầu danh sách những việc phải làm đầu năm, người ta cho rằng điều này mang lại sức khỏe dồi dào trong cả năm mới.

Cả dịp lễ bắt đầu từ những ngày cuối tháng 12, xuyên suốt vài ngày đầu tháng 1 và kéo dài từ 5 đến 6 ngày. Hầu hết các cửa hàng và văn phòng đều đóng cửa vào thời gian này nên người dân luôn phải tích trữ đồ ăn cả tháng trước đó.

Tuy nhiên, do Nhật Bản thay da đổi thịt từng ngày, nên các tục lệ của họ cũng phải thích nghi với những thay đổi đó. Ví dụ điển hình là tiệc Osechi truyền thống cho cả gia đình họ hàng mà người mẹ phải dành ra đến mấy ngày để chuẩn bị thì bây giờ có thể thay thế bằng những đồ ăn Osechi chế biến nhanh tại các siêu thị. Nhưng có 1 tục lệ không có dấu hiệu suy chuyển trong văn hóa Nhật là cho trẻ con otoshi-dama, 1 loại tiền gọi bằng tên thân mật là “Vật báu Năm mới”. Đối với người dân Samurai, có những truyền thống đơn giản là không thể bị lãng quên.

Ấn Độ

Một buổi lễ Diwali thường thấy ở Ấn Độ
Một buổi lễ Diwali thường thấy ở Ấn Độ

Truyền thuyết kinh điển về cuộc chiến cái thiện chống lại cái ác là những điều căn bản hình thành nên truyền thống Năm mới tại Ấn Độ, Diwali. Chuyện kẻ rằng Hoàng tử Rama, người nối ngôi cha mình, bị bà mẹ ghẻ đày ải ra bìa rừng hoang vắng trong 14 năm. Trong thời gian lưu đày, người vợ của Rama bị Vua Ravan gian ác, vua của nước láng giềng, bắt cóc. Một cuộc chiến nổ ra và Rama cứu được vợ của mình, đánh bại Ravan hiểm độc và quay trở lại ngôi báu của mình.

Để ăn mừng chiến thắng vang dội của vua Rama, các thần dân mở tiệc ăn uống suốt ngày đêm và thắp đèn dầu sáng trưng. Và đó là lễ Diwali đầu tiên của người Ấn Độ, viết tắt của từ Deepawali ( phố đèn thắp sáng ) trong tiếng Sanskrit. Ngày nay lễ hội Diwali diễn ra vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, trải dài cùng nhiều hoạt động vui chơi của người dân.

Chủ yếu để tưởng nhớ đến Lakhmi, nữ thần Hindu tượng trưng cho sự thịnh vượng và Ganesh, vị thần thông thái ban phước lành, trong những ngày lễ chào Năm mới của người Ấn, họ thường cùng nhau đi thăm những người thân thiết và trao quà cho nhau là những đồ ngọt tự làm ở nhà. Hơn nữa, theo truyền thống puja sau hoàng hôn ( cầu nguyện trong nửa giờ ), trẻ em thắp những diyas ( đèn dầu ) đặt xung quanh nơi ở, trên bệ cửa hay trên mái nhà. Nhiều người khác lại chọn nữ thần Kali thay vì cầu nguyện thần Lakhmi, đốt pháo bông và phân phát những đồng tiền nhỏ cho mọi người có mặt tại buổi lễ.

Bất chấp những điểm khác nhau trong tín ngưỡng mỗi người dân Ấn Độ, Diwali là lễ hội được người dân hưởng ứng đông đảo nhất theo lịch Hindu và được xem là một dịp để củng cố mối quan hệ giữa những người cùng gia đình và bạn bè thân thiết.

Hàn Quốc

Trẻ em Hàn mặc Hanbok chào đón năm mới trong ngày Sol cùng gia đình
Trẻ em Hàn mặc Hanbok chào đón năm mới trong ngày Sol cùng gia đình

Trộn lẫn 2 thứ lịch hiện đang được sử dụng trên toàn Châu Á nên xuất hiện 2 dịp chào đón năm mới trong 1 năm – dương lịch và âm lịch. Tuy vậy người dân xứ sở kim chi nghiêng về chào đón năm mới theo lịch mặt trăng, hay còn gọi là Sol nhưng ít thủ tục rườm rà hơn các quốc gia Á Châu khác. Không pháo hoa, múa lân màu mè hay các cuộc thi hoa khôi tràn lan. Chỉ là thời gian chất lượng bên gia đình, bạn bè và thưởng thức rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng.

Một bữa tiệc Sol dành gồm bánh bao, súp canh, cơm nếp, mì và hoa quả ngọt. Trước đó, những thức chiêu đãi này được con cháu cúng bái tỉ mẩn và theo tín ngưỡng của họ, đó là những thức ăn họ dâng lên những người đã khuất. Ngoài đồ ăn thịnh soạn, Sol còn nổi tiếng bởi những trang phục truyền thống ấn tượng mà người dân Hàn Quốc mặc trong dịp lễ, họ chuyền tay nhau những phong lì xì may mắn cho trẻ con sau khi chúng đã quỳ lạy người lớn tuổi. Nhiều người còn nghỉ vì không muốn bỏ lỡ lễ Sol cùng gia đình.

Có vẻ như người dân Hàn Quốc ăn mừng dịp năm mới đơn giản, ít khoa trương và ít đông đúc hơn Trung Quốc, không mang không khí lễ hội khắp cả nước như Tết của Việt Nam, người Hàn Quốc khắp năm châu chọn cách chào đón năm mới một cách lặng thầm hơn. Như các nền văn hóa lúa nước khác, Hàn Quốc từ xa xưa đã ấn định ngày Tết của mình theo lịch mặt trăng. Nhưng đến khi bị các nước phương tây đô hộ từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, có thể nói Hàn Quốc bị đồng hóa phần nhiều trong văn hóa xã hội. và sau đó, năm 1868, người Nhật tràn sang chiếm đóng Triều Tiên và bắt dân chúng sử dụng lịch mặt trời như ngày nay. Do đó trong truyền thống tính ngày hiện đại, người Hàn Quốc sử dụng cả 2 lịch và coi cả 2 ngày đón năm mới đều quan trọng như nhau.

Cách các gia đình Hàn Quốc chào đón năm mới cũng rất đa dạng, từ tụ tập gia đình đến họ hàng gần xa và cùng nhau mặc những bộ trang phục đẹp lộng lẫy. có 1 phong tục khá kì lạ và gây hứng thú là jae sa, các thành viên trong gia đình quy lạy và tỏ lòng tôn kính đối với người đã khuất. Những cây nến tỏa mùa hương nhẹ, những món thịt thơm lừng, những tô cơm, đĩa quýt lê đỏ tươi, những tô mì khoa tây trong vắt japchae được xếp xung quanh những bức ảnh trên bàn cúng.

Những món ăn truyền thống bắt buộc trong ngày này là dduk gook hay mandu gook. Dduk gook là món súp với những lát bánh nếp cắt lát hình bầu dục. Mandu gook là món dduk gook đơn giản hơn với những mẩu bánh bao nhỏ xíu. Gọi là bắt buộc nhưng người Hàn nào cũng háo hức được ăn những dduk gook, mandu gook mẹ làm.

Còn tiếp

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại