Ngày 13/8/1961, các công nhân đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng bức tường chia cắt Đông và Tây Berlin. Bức tường được dựng lên nhằm mục đích ngăn cản những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức.
Bức tường này từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục".
Bức tường là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5.000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 136 đến 200 người.
Bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989, sau hơn 28 năm. Dẫn đến việc mở cửa bức tường về một mặt là các cuộc biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức trước kia. Sự kiện này nhận được sự ủng hộ to lớn của người dân hai miền.
Những cái ôm hội ngộ.
Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt. Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành, những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau.