Ngày 31/10/1984 là một ngày khó quên trong lịch sử Ấn Độ khi nữ thủ tướng đầu tiên của đất nước này, bà Indira Gandhi bị ám sát bởi 2 lính cận vệ người Sikh.
Ngày hôm đấy vào khoảng hơn 9 giờ ngay tại khuôn viên tư dinh thủ tướng ở thủ đô New Dehli, hai cận vệ gác cổng người Sikh đã nã súng vào người bà Sandhi khi bà từ phòng riêng sang phủ thủ tướng để gặp một phóng viên Anh. Khi bà bước qua chiếc cổng nhỏ, đột nhiên hai vệ sĩ Satwant và Beant đang đứng gác nổ súng trực tiếp vào bà. Đội vệ binh đã bắt sống Satwant, bắn chết Beant, nhưng không ngăn được hàng chục viên đạn xuyên qua người Thủ tướng Indira Gandhi. Khoảng 13 giờ 20 phút cùng ngày, bà Indira Gandhi đi vào cõi vĩnh hằng.
Bà Indira Gandhi (sinh ngày 19/11/1917, mất ngày 31/10/1984) là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Ấn Độ, trong vòng 14 năm với 2 lần bầu cử.
Vốn là con nhà nòi, bà là con gái của Thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru sau ngày Ấn Độ giành độc lập, bà Gandhi nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân.
Công lao to lớn của Gandhi được đánh giá trong vệc chèo lái đất nước Ấn Độ vượt qua thời kì khủng hoảng nhất. Với sự mạnh mẽ của bà, Ấn Độ đã đương đầu được với những mối đe dọa từ bên ngoài xuất phát từ Mỹ và Trung Quốc.
Quốc phòng Ấn Độ còn đạt được nhiều thành công trong việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân thời kì bà chèo lái đất nước. Thế nhưng, những quyết định có phần nhạy cảm vào những năm tháng cuối đời của bà Gandhi là nguyên nhân khiến bà bị ám sát. Việc đưa quân đội tấn công Đền Vàng, nơi thờ cúng thiêng liêng của người Sikh để tiêu diệt một thủ lĩnh tôn giáo địa phương cực đoan khiến người Sikh cảm thấy bị xúc phạm.
Sau cái chết của à Gandhi, Ấn Độ trở nên vô cùng hỗn loạn khi những người theo đạo Hindu quyết định săn lùng những người đạo Sikh để trả thù. Các con số chính thức nói có 2733 người Shik bị giết trong ba ngày bạo loạn. Các số liệu không chính thức nói lượng người chết là 3870. Nhà cửa và cửa hiệu của người Shik trở thành mục tiêu bị tấn công, đốt phá trên toàn thành phố.
Rất nhiều người Sikh đã mất nhà, mất người thân. Vụ bạo loạn đã biến Ấn Độ thành 1 vũng máu đau thương.