Liu Xinwen, một bà mẹ 33 tuổi cùng với chồng là Zhou Gouqiang không khỏi hết bàng hoàng và đau khổ sau khi bị tỉnh giấc bởi tiếng đập cửa thình thình lúc 4 giờ sáng bởi hơn 20 cán bộ Cục kế hoạch hóa gia đình tỉnh Shandong. Sau đó người chồng bị giữ chặt ở Sofa trong khi người vợ bị ép đưa đi bệnh viện để nạo bào thai sáu tháng.
Người chồng sau đó đã tất tưởi đi tìm vợ 5 tiếng ở khắp các bệnh viện khu vực nhưng rốt cục khi tìm thấy vợ mình ở một bệnh viện quận Fangzi, vợ anh đã bị tiêm thuốc phá thai và anh đã quá muộn màng.
Hai vợ chồng không thể cầm được nước mắt khi tận mắt chứng kiến đứa con chưa ra đời đang thoi thóp vì thuốc độc. Một ngày sau bào thai được nạo ra trong một cảnh tượng thật não nề chị Liu khóc nức nở :” Tôi nhớ nó, con của tôi, tôi còn chưa được nhìn thấy khuôn mặt nó “.
Chồng của chị Liu kể lại rằng chị đã bị ép kĩ tên xác nhận là đã đồng ý bỏ thai. Họ đã dọa nếu chị không kí thì chồng chị sẽ bị bắt và chị sẽ bị bỏ lại một mình.
Hồi sau khi sinh đứa con trai thứ nhất, chị Liu đã được đặt vòng để tránh thai, tuy nhiên có lẽ vì biện pháp này đã thấy bại và chị Liu rất sửng sốt khi phát hiện ra mình đang có thai 4 tháng tuổi. Hai vợ chồng đã quyết định không nói cho chính quyền và hi vọng có thể nộp phạt để giữ đứa con sau khi sinh – một phương thức được chấp nhận ở một số nơi ở Trung Quốc. Tuy nhiên họ cũng không hiểu sao chính quyền lại biết về bào thai.
Chính sách một con ở Trung Quốc là một chính sách phức tạp và chịu nhiều sự tranh cãi. Hầu hết các gia đình thành thị chỉ được sinh một con, còn gia đình ở nông thôn được sinh hai con nếu con đầu là con gái. Ngoài ra các gia đình thiểu số cũng ít bị hạn chế gắt gao hơn.
Chính phủ nghĩ rằng chính sách này có thể hạn chế các gia đình nghèo đẻ thêm con, giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên luật này lại dẫn đến việc nạo phá thai bắt buộc, một việc làm vô nhân tính, hoặc dẫn tới một khoản phạt nặng nề làm tan nát gia đình. Những người phản đối tin rằng chính sách này đang làm tồi tệ cuộc khủng hoảng cơ cấu tuổi ở Trung Quốc khi nó đang làm giảm nguồn lao động trẻ trong một số năm tới và sẽ không có sự thay thế cho nguồn lao động dồi dào hiện nay sẽ về hưu trong tương lai.