Ngày 11/7 khi mặt trời đã lên cao lúc 10 giờ 30 phút, phạm nhân giết người bị kết án tử hình Ngả Hoằng (tên giả) sắp bị đưa thi hành án được gặp gia đình, cuộc gặp kéo dài 24 phút.
6 giờ sáng, kiểm tra các phòng giam, phạm nhân được tự do hoạt động, 7 giờ bắt đầu ăn sáng chỉ có bánh màn thầu và cháo, 7.30 phút phạm nhân được đưa đến nơi làm thủ công mỹ nghê, 9.30 được đi tập thể dục…
Đối với Ngả Hoằng mà nói những ngày đợi thi hành án đều như vậy, từ ngày 9/7 bị thẩm vấn đến nay, cô biết ngày thi hành án của mình không xa, cô đã nỗ lực tự mình điều chỉnh tâm lý, mỗi ngày đều coi là ngày cuối cùng.
Mỗi ngày tắm hai lần, thu dọn đồ đạc, viết thư lại cho gia đình dài tám trang, cô vừa viết vừa khóc, khi cô được phóng viên phỏng vấn cô đều để lại những giọt nước mắt hối hận.
Trong lòng cô đã chuẩn bị tâm lý, Ngả Hoằng trong trạng thái không tồi “mấy năm nay tôi đều đọc sách, suy nghĩ rất nhiều, tôi xấu hổ với mọi người, tôi yêu thương mẹ, người nhà tôi đều đối với tôi thật lòng vậy mà tôi lại… xin lỗi các chị em tôi bị bắt mọi gánh nặng đều giao lại cho họ. Tôi cũng xin lỗi đến gia đình người bị hại, bây giờ họ là người đau khổ nhất, tôi muốn gửi lời xin lỗi đến họ, tôi biết đã chậm nhưng tôi mong ngày kết án sớm một chút”. Toàn bộ quá trình phỏng vấn Ngả Hoằng đều nắm chặt tay.
Mấy ngày hôm nay, các quản giáo đều đối với Ngả Hoằng rất đặc biệt, ai cũng đem đồ ăn ngon đến cho cô, ngay cả tắm cũng có người trợ giúp. Có quản giáo lén mua cho cô quần áo giày dép mới, cô tâm sự: “có người nói có muốn ăn gì không?” “có muốn gặp người nhà không?”.
Ngả Hoằng không bỏ được việc lo lắng cho người nhà, trong ba năm chờ thi hành án, cô không được gặp người nhà, cô lo lắng con trai có lớn chút nào không, mẹ đã gần 80 tuổi có khỏe không, người nhà có khó khăn không? Ngả Hoằng vừa nói vừa làm đồ thủ công.
Cô luôn mang theo sự tiếc nuối “tôi rất nhớ con cũng muốn gặp các chị em và mẹ tôi.. tôi sợ bà không chịu được, bà gặp tôi là tức giận nếu mẹ đồng ý tôi rất muốn gặp bà”.
Nhắc đến con trai và mẹ, Ngả Hoằng vẫn mỉm cười nhưng mắt cô đã đỏ hoe “thật ra nếu không phải là lần cuối cùng thì tôi cũng không có mặt mũi gặp họ. Hôm mở phiên tòa xét xử, tôi đứng chỗ bị cáo, mọi người đều đến ánh mắt họ đều nhìn tôi nhưng tôi lại không đủ dũng khí nhìn họ”. Ngả Hoằng đang tập thể dục nói.
Ngày 11/7, 10.30 giờ, chị em cô đều đến , người nhà đưa cho quần áo giày dép mới, tiếc nuối duy nhất của cô là con gái không thể đến, bởi vì người nhà cô vẫn giấu giếm con gái cô suốt 3 năm.
Cuối cùng, cô cũng được gặp người nhà, qua song sắt người nhà cô đều đứng đợi, Ngả Hoằng cố gắng mỉm cười thoái mái với người nhà, tâm nguyện được thực hiện nên cô nói chuyện vô cùng vui vẻ.
Em gái cô cho biết, con gái cô đã giành giải nhất trong cuộc thi lần này. Cô dặn em gái mình rằng : “ Con gái chị nhờ em chăm sóc, không nên ép nó học quá nhiều để con bé lúc nào cũng vui vẻ, quan trọng nhất là giữ gìn sức khỏe”, em gái cô khóc nói : “ Chị yên tâm, em sẽ coi cháu như con em, sau này cháu sẽ là con em”.
Đối mặt với sự lưu luyến không rời, các quản giáo mặt mũi đỏ bừng, một nữ quản giáo đã cúi đầu lau nước mắt, bình thường phạm nhân chuẩn bị thi hành án sẽ được gặp bạn bè người thân 15 phút nhưng trong hoàn cảnh này nhân viên trại giam cũng không can thiệp mà kéo dài thời gian gặp mặt.
Qua song sắt, chị em Ngả Hoằng bắt đầu nắm lấy tay nhau, họ đã khóc không thành tiếng, sau một phút cuối cùng Ngả Hoằng bị đưa đi, toàn bộ cuộc gặp kéo dài 24 phút. Cô giao một phong thư dài 8 trang cho người nhà, bên trong viết những ý nghĩ của cô về mẹ, con gái, chị em, anh rể, các cháu, tuy vội vàng nhưng cô không còn gì luyến tiếc.
Mỗi ngày , trong phòng giam đã cho mượn một quyển nhật ký, mỗi người đều ghi một điều gì và quản giáo sẽ viết lời bình, đây là bài thơ mà Ngả Hoằng viết.