Nhan sắc thật sự của phụ nữ Trung Quốc xưa

Hà Nội |

(Soha.vn) - Cùng khám phá nhan sắc phụ nữ Trung Quốc phong kiến xưa qua những bức ảnh cổ.

Trong suốt chiều dài lích sử, Trung Quốc nổi tiếng là một đất nước có bề dày về truyền thống văn hóa, đặc biệt về nghệ thuật văn học, hội họa. Trong thi ca cũng như hội hoạ Trung Quốc, hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài quen thuộc đối với các tác giả. Tuy nhiên, qua mỗi thời kì, mỗi triều đại, chuẩn mực về nét đẹp của người phụ nữ trong nghệ thuật lại rất khác nhau.

Thời đại Nam triều, Bắc triều sau công nguyên năm 420 đến năm 581.

Điển hình trong thời đại này là bức “Nữ thần sông La” Gu Kaizhi. Bức tranh được lấy cảm hứng từ câu chuyện Cao Zhi và nữ thần sông La, hai người gặp và yêu nhau nhưng cuối cùng laị bị chia lìa. Trong bức tranh, nữ thần sông La hiện lên với vẻ đẹp mảnh mai kiều diễm dịu dàng nhưng vẫn có nét kiêu sa. Dù nét mặt không thể hiện sự buồn bã, đau khổ khi phải chia tay người yêu nhưng người xem vẫn cảm nhận được tâm trạng của cô.

Rõ ràng, ở thời đại này, chuẩn mực nét đẹp của người phụ nữ phải là sự tinh tế, yểu điệu, mềm mại mà kín đáo hiền lương.

“Nữ thần sông La” Gu Kaizhi. Triều đại nhà Đường sau công nguyên năm 619 đến 907. Nhà Đường được ghi nhận là một trong những triều đại phồn thịnh nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bắt đầu từ triều đại này, lịch sử Trung Quốc bước sang một trang mới với nhiều sự phát triển, thay đổi về kinh tế xã hội cũng như van hóa nghệ thuật. Trong giai đoạn này, tranh vẽ về người phụ nữ trở nên thịnh hành hơn so với các bức tranh về anh hùng dân tộc, tướng quân hay chiến sỹ. Họa sỹ thời đại này cũng chú trọng về sự đa dạng của màu sắc khiến các bức tranh mang màu tươi sáng hơn. Nói chung, tranh vẽ thời đại này thể hiện khá nhiều sự hưởng thụ, khoái lạc.
Người phụ nữ bên hoa  Zhou Fang. Ngũ đại thập quốc 907 đến năm 960. Tại giai đoạn này, hội họa Trung Hoa không chỉ kế thừa truyền thống từ các triều đại trước mà còn tiếp tục phát triển hưng thịnh hơn nữa. Ví dụ điển hình là bức “Bữa tiệc tối tại Han Xizai”  của Gu Hong Zhong, người phụ nữ được miêu tả trong tranh không còn chỉ là những người phụ nữ nhà quyền quý. Họ có thể là người nghèo với nét đẹp khỏe mạnh, mộc mạc nhưng vẫn kín đáo và mảnh mai.
Bữa tối tại Han Xizai - Gu   Hong   Zhong. Nhà Tống năm 960 đến năm 1279. Với nền kinh tế thịnh vượng, phát triền về mọi mặt, đề tài nghệ thuật các nghệ sỹ Trung Hoa thời đại này không chỉ còn hướng tới những tiểu thư khuê các, các phu nhân quý tộc hay những mỹ nữ giang hồ nổi danh mà còn hướng tới những số phận cùng cực của xã hội. Các họa sỹ miêu tả hiện thực cuộc sống của họ và ca ngợi tài đức của người phụ nữ và thể hiện sự cảm thông của mình.
"Quay sợi"- Wang JuzhengTriều đại nhà Nguyên (1271-1368).Giai đoạn nhà Nguyên cầm quyền, xung đột sắc tộc xảy ra liên miên, nhiều tri thức người Tống bất mãn, lui về ở ẩn. Tranh vẽ thời kì này thiên về thiên nhiên hay lấy các cảm hứng từ các điển tích, điển cố văn học hơn là vẽ tranh về phụ nữ.Thời kì này, tranh về người phụ nữ mang phong cách giống thời nhà Đường.
Bức vẽ của   Zhou   Lang. Nhà Minh 1368-1844. Nhiều nghệ sỹ xuất sắc xuất hiện trong thời đại này. Hội họa Trung Hoa cũng bước vào kỳ phát triển. Người phụ nữ trong tranh được chú trọng hơn về vẻ trang trọng và thanh lịch.
Bức" tiểu thư " của Tang Yin. Triều đại nhà Thanh (1644-1911). Trong triều đại nhà Thanh, bức tranh về phụ nữ chiếm một vị trí quan trọng trong nghệ thuật. Người phụ nữ được vẽ cùng cảnh vật xung quanh để tôn lên vẻ đẹp của họ như hoa, cây lá, chim chóc. Công thức truyền thống về vẻ đẹp của người phụ nữ là da trắng, môi anh đào và khuôn mặt tròn phúc hậu.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại