Trong suốt hơn 50 năm sự nghiệp của mình, phóng viên ảnh Don McCullin đã tận mắt chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh trên toàn thế giới từ cuộc chiến Biafra đến chiến tranh Việt Nam hay xung đột tại bắc Ai – len.
Don McCullin được biết đến với tài năng và những bức ảnh độc đáo của mình. Qua những tác phẩm do chính tay ông chụp hay do chính ông sưu tập, McCullin muốn đưa tới người xem những bức hình chân thực nhất về hiện thực chiến tranh kinh hoàng, về số phận những người lính ngày ngày chiến đấu trên mặt trận và bi kịch của những người vô tội bị cuốn vào vòng chiến tranh.
Nhiếp ảnh gia chiến tranh Don McCullin
Nhiếp ảnh gia kì cựu này đã chính tay chọn ra 6 bức ảnh ông tâm đắc nhất về chiến tranh thế giới thứ nhất và công khai trên báo chí. 6 tấm hình thể hiện một cách chân thực về đời sống, số phận và nỗi kinh hoàng của người lính Anh trong chiến tranh thế giới thứ 1.
Ông Don McCullin cho biết những bức ảnh của ông hầu hết được thực hiện bởi các sĩ quan Anh trong quân đội và hầu hết các binh sỹ cấp thấp không có máy ảnh cũng như không được quyền chụp các bức ảnh như vậy. Chính quyền Anh lúc đó không muốn những bức hình này bị truyền ra ngoài và gây mất tinh thần trong quân ngũ cũng như trong cộng đồng Anh, vì vậy, chỉ những sỹ quan cấp cao mới được chụp và lưu giữ các tấm hình này.
Đó là lý do mà các nhà báo không được tiếp cận mặt trận tiền tuyến trong thế chiến thứ nhất.
“Ngày nay, chính quyền vẫn không muốn công bố những sự thật này. Như vậy là không công bằng, tất cả mọi người đều được biết về cái giá của chiến tranh, về sự tàn khốc, khắc nghiệt mà nó mang tới và về sự hi sinh của biết bao con người cho một thế giới hòa bình như hiện nay.” - Don McCullin chia sẻ với báo chí.
Các thương binh, bệnh binh dìu nhau đi đến trạm y tế sau trận Bernafay Wood, Somme ngày 19 tháng 7 năm 1916. "Tôi luôn bị ám ảnh bởi những thương binh trong chiến tranh. "Tấm hình này luôn làm tôi nhớ đến người thương binh Mỹ trong trận chiến mậu thân 1968 tại Việt Nam. Người lính Mỹ đó đã bị thương ở mặt vì bị trúng 2 viên đạn. Khi tôi đưa máy ảnh lên muốn chụp hình anh ta, anh ta không thể nói, không thể lắc đầu nhưng tôi hiểu anh ta không muốn tôi chụp. Cái giá của chiến tranh rất đắt, rất ác độc." - Don McCullin
Trận đánh Arras ngày 27 Tháng 3 năm 1917, bức hình bao trùm sự tĩnh lặng căng thẳng, cả trung đội Cameronians 9 nín thở khi người chỉ huy quay lại ra hiệu với đồng đội đợi tín hiệu để tiến công. Một bức hình chân thực đáng kinh ngạc, người chụp ở rất gần những người lính.
Một vùng đất bị bỏ hoang sau khi bị bom đạn cày phá tại Delville Wood gần Longueval, Somme, tháng Chín vào năm 1916, không một thứ gì có thể sinh sôi và tiếp tục sống tại vùng đất này. Nhiếp ảnh gia Don McCullin đã so sánh cảnh này với trận chiến ở Huế trong cuộc tổng tiến công mậu thân năm 1968, khi quân Mỹ dùng máy bay Phantom rải bom Napan, biến Huế thành bình địa.
Một trong những nụ cười hiếm hoi của những tay súng của quân đội Ailen trong một công sự trước giờ chiến đấu tại Somme, ngày 1 Tháng Bảy 1916. Thời gian này không có nhiều bức hình tươi sáng như vậy trên các mặt trận, nụ cười trở nên rất hiếm hoi. Nhiếp ảnh gia McCullin cho biết những ngày ông ở chiến tranh Việt Nam ông rất muốn nhìn thấy nụ cười của binh lính Mỹ nhưng ông không thể. Binh lính Mỹ lúc đó không thể cười vì những gì họ đã trải qua và gieo rắc tại Việt Nam.
Trận Marne, Signy-Signets, ngày 08 tháng chín năm 1914, cận cảnh một trận bom rơi trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Những người lính vội vã tìm chổ ẩn nấp, mọi người phải tự giữ an toàn cho chính mình, họ không có thời gian để nghĩ đến những người khác.
Hình ảnh các chiến sỹ Anh sau trận Estaires, Bethune, 10 tháng 4 năm 1918, họ đã bị ném khí gas gây mù mắt và đang xếp hàng chờ trị thương. Don McCullin nhận xét bức hình này đã khiến ông đau đớn đến nghẹt thở khi biết rằng, hàng trăm người lính trẻ tuổi đã phải sống trong cảnh mù lòa bóng tối nhiều năm sau trận chiến đó chỉ vì lòng yêu nước và lời thề trung thành với quốc gia. Chiến tranh hoàn toàn có thể tránh được và họ không đáng phải chịu đừng điều này.
Sự tàn khốc đáng sợ của chiến tranh