Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam đang lên cơn sốt khắp châu Á: Philippines tăng nhập khẩu gấp 4 lần, thu về hơn 200 triệu USD trong quý 1

Như Quỳnh |

Hàn Quốc, Phillipines, Malaysia đều đang lùng sục mặt hàng này của Việt Nam.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam đang lên cơn sốt khắp châu Á: Philippines tăng nhập khẩu gấp 4 lần, thu về hơn 200 triệu USD trong quý 1- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại của nước ta trong tháng 3 đạt 148.792 tấn với trị giá hơn 62 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với tháng 2/2024. Lũy kế hết quý 1/2023, phân bón đã thu về hơn 207 triệu USD với 499.786 tấn, tăng 23,3% về lượng và tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu đạt bình quân 415 USD/tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam đang lên cơn sốt khắp châu Á: Philippines tăng nhập khẩu gấp 4 lần, thu về hơn 200 triệu USD trong quý 1- Ảnh 2.

Đáng chú ý, phân bón của Việt Nam đang được các quốc gia châu Á săn đón sau lệnh cấm xuất khẩu ure của Trung Quốc. Xét theo thị trường, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 1 với 103.510 tấn, tương đương hơn 42 triệu USD, giảm nhẹ 1% về lượng nhưng giảm đến 10% về kim ngạch. Giá xuất khẩu đạt bình quân 410 USD/tấn, giảm 9%.

Hàn Quốc đã vươn lên trở thành khách hàng lớn thứ 2 của phân bón Việt Nam, quốc gia này đã nhập khẩu 68.947 tấn phân bón từ nước ta trong quý 1, tương đương hơn 28,9 triệu USD, tăng 55% về lượng và tăng 72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu đạt 419 USD/tấn, tăng 11%.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam đang lên cơn sốt khắp châu Á: Philippines tăng nhập khẩu gấp 4 lần, thu về hơn 200 triệu USD trong quý 1- Ảnh 3.

Nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Trung Quốc đã tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu ure sang Hàn Quốc từ ngày 3/12/2023. Hàn Quốc đã phải chịu tác động lớn từ sự gián đoạn nguồn cung cấp dung dịch ure vào năm 2021 sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Tồn kho ure của Hàn Quốc chỉ đủ dùng đến tháng 2/2024 và đang tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác ngoài Trung Quốc.

Đứng thứ 3 là thị trường Phillippines, quốc gia này chứng kiến mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường chủ đạo với sản lượng 36.846 tấn, tương đương trị giá hơn 17 triệu USD, tăng mạnh 306% về lượng và tăng 197% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu đạt bình quân 305 USD/tấn, giảm 26%.

Một quốc gia châu Á khác là Malaysia cũng đang tăng nhập khẩu phân bón Việt Nam với sản lượng 32.111 tấn, trị giá đạt hơn 10,9 triệu USD, tăng 7% về lượng và trị giá và đứng thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhật Bản, Đài Loan (TQ), Thái Lan, Lào đều đang chứng kiến mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, các chuyên gia dự báo nguồn cung phân bón sẽ ngày càng thắt chặt do hai nhà cung cấp lớn của thế giới là Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu. Điều này có thể khiến giá phân bón trong năm 2024 tăng nhẹ so với các năm trước. Dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa sau năm 2024 khi các nhà tiêu thụ lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu để đảm bảo nguồn cung phân bón cho giai đoạn cao điểm gieo hạt vụ Hè -Thu sắp tới.

Về phía nhu cầu sử dụng, Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) hiện dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn.

Thậm chí, Ngân hàng Rabobank (Hà Lan) lạc quan dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ phân bón có thể sẽ đạt tới 5% khi giá phân bón đã ở mức thấp đáng kể.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại