Thấy tấm vải cũ nát treo ở góc bếp, chuyên gia kinh ngạc hỏi chủ nhà: Biết đây là hình của ai không?

Karry Trần |

Ông Lý không thể tưởng tượng nổi tấm vải chắn bồ hóng trong bếp nhà mình lại có giá trị khủng khiếp tới vậy.

Ảnh minh họa: Kknews

Ảnh minh họa: Kknews

Vào những năm 1960, bộ phận quản lý văn hóa khu vực Đông Bắc Trung Quốc đã tích cực kêu gọi quần chúng nhân dân tìm kiếm và giao nộp các loại đồ cổ. Nhiều người tận dụng cơ hội được kiểm định bảo vật miễn phí này, mang những món đồ quý giá cất giấu trong nhà ra để các chuyên gia xem xét.

Có người mách với các chuyên gia rằng, gia đình của ông lão họ Lý nọ đã từng bán một chiếc hộp cổ với giá rất cao, có thể là ở nhà ông vẫn còn món đồ khác.

 Khi các chuyên gia đến nhà ông Lý, thấy ông đang bận nấu nướng trong bếp, họ liền đi vào trò chuyện cùng ông. Vô tình, các chuyên gia chú ý thấy trong bếp treo một tấm vải cũ có màu sắc khá kỳ lạ, ông Lý dùng nó để chắn bồ hóng bám vào tường.

Thấy tấm vải cũ nát treo ở góc bếp, chuyên gia kinh ngạc hỏi chủ nhà: Biết đây là hình của ai không? - Ảnh 1.

Chuyên gia kinh ngạc khi thấy tấm vải chắn bồ hóng trong góc bếp nhà ông Lý. Ảnh minh họa: Kknews

Hỏi ra thì ông cho biết: Vào năm 1945, khi quân Liên Xô đánh bại Mãn Châu Quốc, quân lính trong cung thấy sự chẳng lành vội vàng vơ lấy mấy thứ đáng tiền rồi bỏ chạy tán loạn. Ông Lý lúc đó cũng là một người lính, cùng với anh rể mình mua một bình rượu mời quân Liên Xô để đổi lấy một cái hộp. 

Bên trong cái hộp ấy có một bức tranh, chính là tấm vải cũ này. Sau này ông lão bán cái hộp ấy đi, còn tấm vải cứ để đó. Ông cũng không biết nó rốt cuộc nó là gì.

Các chuyên gia sau khi tiến hành lau rửa làm sạch tấm vải đầy bụi bặm kia thì phát hiện ra rằng nó chính là một bức tranh cổ. Vị chuyên gia quay ra hỏi ông Lý: "Bác nhìn xem, có biết đây là hình của ai không?" Ông Lý cũng lắc đầu. Giá trị bức tranh này ra sao ông vẫn chưa thể hiểu được!

Thì ra đây chính là bức "Văn Cơ Quy Hán Đồ" ("Bức tranh Văn Cơ trở về đất Hán") của tác gia Trương Vũ (sống ở thế kỷ XIII, thời nhà Kim), đã có lịch sử hàng nghìn năm. Lần gần đây nhất nó xuất hiện là vào khoảng 100 năm trước.

Thấy tấm vải cũ nát treo ở góc bếp, chuyên gia kinh ngạc hỏi chủ nhà: Biết đây là hình của ai không? - Ảnh 3.
Thấy tấm vải cũ nát treo ở góc bếp, chuyên gia kinh ngạc hỏi chủ nhà: Biết đây là hình của ai không? - Ảnh 4.

Bức "Văn Cơ Quy Hán Đồ" được trưng bày tại Bảo tàng (Ảnh: Baike Baidu)

Nhân vật chính của bức họa này chính là Thái Văn Cơ, một trong "tứ đại tài nữ" của Trung Hoa cổ đại. Sinh ra trong một gia đình khoa cử, cuộc đời của bà gắn với sự thăng trầm của thời kỳ Mạt Hán. Năm 192, bà bị quân của Đổng Trác bắt. 

Đến năm 195, Tả Hiền Vương của triều Hung Nô đánh bại quân của Đổng Trác, thu nhận Thái Văn Cơ làm vợ. Bà phải lưu lạc đến đất Hung Nô làm vợ người, sinh được hai người con.

Sau này Tào Tháo, vốn là bạn thân thiết với cha của bà, đã đem vàng bạc đến chuộc bà về đất Hán. Nhưng đáng tiếc hai đứa con của bà không được theo mẹ trở về. Điều này khiến Thái Văn Cơ đau khổ, dằn vặt suốt quãng đời còn lại.

Thấy tấm vải cũ nát treo ở góc bếp, chuyên gia kinh ngạc hỏi chủ nhà: Biết đây là hình của ai không? - Ảnh 6.

Cận cảnh bức tranh: Thái Văn Cơ và đoàn tùy tùng vượt qua vùng sa mạc Gobi, bà đội mũ lông, xỏ giày da, ánh mắt cương nghị nhìn về phía trước. Trong đoàn có người cầm quạt, người lấy khăn che gió cát. (Ảnh: yishujia.net)

Bức "Văn Cơ Quy Hán Đồ" tái hiện lại cảnh từ biệt của Thái Văn Cơ với Tả Hiền Vương và hai người con của mình, trước khi bà theo quân Tào trở về đất Hán. Bức tranh này không những là một tư liệu lịch sử quan trọng, mà còn ghi dấu một điển tích u buồn của vị tài nữ nổi tiếng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại