Bạn có biết rằng những vấn đề răng miệng dù nhỏ nhất cũng chỉ ra những vấn đề sức khỏe nhất định? Bởi có một mối liên quan mạnh mẽ giữa tình trạng của răng và các cơ quan bên trong cơ thể.
Mặc dù điều này không có nghĩa tất cả các tổn thương ở bên trong cơ thể đều thể hiện ở hàm răng.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cảm thấy khó chịu và đau nhẹ ở những khu vực của một chiếc răng khỏe mạnh hoặc cơn đau xuất phát từ chính nơi chiếc răng đã được nhổ từ lâu.
Những cơn đau đó thường được gọi là đau ảo và chúng xảy ra kèm theo thông điệp rằng một số cơ quan trong cơ thể tương ứng đang có vấn đề. Vì vậy, bạn cũng cần đề phòng những tổn thương các bộ phận khi bị đau răng.
Đau răng cửa trên và dưới là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang, viêm tai giữa hoặc viêm thận.
Đau răng cửa đầu tiên là dấu hiệu viêm amiđan hoặc viêm tuyến tiền liệt.
Đau răng nanh mạn tính có thể là do viêm túi mật hoặc viêm gan.
Đau ở răng tiền hàm (răng cối nhỏ) có thể do viêm địa tràng, phản ứng dị ứng, viêm phổi hoặc rối loạn vi khuẩn ruột.
Nếu bị đau ở răng số 4 ở hàm trên và dưới, bạn có thể bị đau đầu gối, đau khuỷu tay, vai, bệnh đại tràng hoặc bệnh viêm liên quan như viêm khớp.
Đau răng hàm là dấu hiệu của loét dạ dày, viêm tụy mạn tính, viêm loét tá tràng, thiếu máu và viêm dạ dày mạn tính.
Đau răng số 6 hàm trên liên quan tới viêm buồng trứng, lá lách, tuyến giáp, viêm xoang và viêm họng.
Đau răng số 6 hàm dưới có thể là do các vấn đề liên quan tới tĩnh mạch, xơ vữa động mạch và các vấn đề về động mạch.
Đau răng hàm dưới cảnh báo bệnh liên quan đến giãn tĩnh mạch, polýp đại tràng hoặc các rối loạn liên quan tới phổi như hen phế quản, viêm phổi, viêm phế quản.
Đau răng khôn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm như tim mạch, khuyết tật bẩm sinh và mạch vành.
* Theo Boldsky