Thấy mộ cổ khi đào móng, đồ tùy táng còn nguyên nhưng hài cốt chủ nhân biến mất

Quốc Thái (Nguồn: Kknews)/ VTC News |

Bên trong mộ cổ, người ta tìm được rất nhiều đồ vật giá trị nhưng xương cốt của chủ nhân ngôi mộ lại “không cánh mà bay”.

Người đàn ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc trong lúc đào móng xây nhà vệ sinh vô tình tìm thấy một ngôi mộ cổ. Thấy vậy, ông ta liền yêu cầu các công nhân dừng lại và báo cáo sự việc với chính quyền địa phương. Một nhóm chuyên gia khảo cổ lập tức tới hiện trường và khai quật.

Theo lời của người đàn ông, ông ta cùng nhóm thợ đang đào đất thì đụng trúng rất nhiều viên gạch có kích thước bất thường. Không chỉ rất to, trên thân gạch còn khắc hình hoa văn mây và cá. Dù không biết là gì nhưng ông ta đoán chúng có từ rất lâu.

Thấy mộ cổ khi đào móng, đồ tùy táng còn nguyên nhưng hài cốt chủ nhân biến mất - Ảnh 1.

Người đàn ông trong lúc đào móng xây nhà vệ sinh tình cờ phát hiện ra một ngôi mộ cổ. (Ảnh: Kknews)

Sau 18 tiếng khai quật, hình dáng thực sự của những viên gạch đã lộ diện. Hóa ra chúng là của ngôi mộ cổ. Ngôi mộ được xây hình vòm cung, có cổng ra vào hơi giống một cửa hang động. Bên trên ngôi mộ là lớp đất rất dày. Mộ cổ này dài 3,8m; rộng 1,6m và cao 2,2m. Các chuyên gia cho rằng quy mô của mộ cổ khá lớn, người chủ của nó ắt hẳn cũng thuộc tầng lớp quý tộc.

Ở phía đông của mộ cổ, họ tìm thấy rất nhiều đồ tùy táng. Chúng bao gồm một lượng lớn tiền xu cổ, bình gốm, bộ đĩa và chén uống rượu bằng gốm, hộp bằng bạc, đĩa bạc, nhẫn vàng, đồ trang sức bằng ngọc, nghiên mực…

Tuy nhiên, giới chuyên gia lại không tìm thấy hài cốt của chủ nhân mộ cổ. Điều này khiến họ vô cùng ngạc nhiên bởi ngôi mộ được bảo quản rất tốt. Ngôi mộ hầu như nguyên vẹn và không có dấu hiệu bị đào bới hay trộm.

Ngôi mộ cổ này có niên đại từ thời nhà Đường. Nó xây theo kiểu lăng mộ đặc trưng của vùng đồng bằng miền Trung. Toàn bộ ngôi mộ được xây bằng gạch đỏ có chạm trổ hoa văn độc đáo.

Thấy mộ cổ khi đào móng, đồ tùy táng còn nguyên nhưng hài cốt chủ nhân biến mất - Ảnh 2.

Bình gốm cổ được tìm thấy trong mộ cổ. (Ảnh: Kknews)

Sau khi tìm hiểu các ghi chép cũ của ngôi làng - nơi người dân tìm thấy mộ cổ - các nhà khoa học có thêm nhiều thông tin hữu ích để xác định danh tính chủ nhân.

Theo đó, từng có truyền thuyết nói rằng, ngôi làng trước đây vốn có tên Lữ Thố do những người tới khai hoang đầu tiên mang họ Lữ. Người này là viên quan ở kinh đô, do phạm tội nên bị nhà vua chu di cửu tộc.

Sau đó, nhà vua sai quân lính tới làng Lữ Thố để giết hết toàn bộ dân trong làng. Khi quân lính tìm tới nơi, họ vô tình gặp một ông già đang rửa rau ở đầu làng và hỏi ông đây có phải làng Lữ Thố không.

Tuy nhiên, ông già không hiểu họ nói gì mà chỉ chìa nắm rau trên tay ra. Quân lính hiểu nhầm rằng đây là làng Thái (vì trong tiếng Trung từ “rau” phát âm là “thái”) nên bỏ đi. Vì vậy, người dân làng Lữ Thố đã thoát được một đại nạn.

Kể từ đó, họ quyết đổi tên ngôi làng và họ của mình từ Lữ thành Thái. Họ còn dựng ngôi mộ cho viên quan kia. Thế nhưng do viên quan bị xử trảm ở kinh đô nên ngôi mộ cổ chỉ có đồ tùy táng mà không có hài cốt của chủ nhân.

Thấy mộ cổ khi đào móng, đồ tùy táng còn nguyên nhưng hài cốt chủ nhân biến mất - Ảnh 4.

Mặc dù trong mộ cổ có nhiều đồ tùy táng nhưng không thấy thi thể của chủ nhân. (Ảnh: Kknews)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại