Những năm 1970 - 1980 là thời kỳ kiến thức bảo vệ di tích văn hóa bắt đầu phổ biến tại Trung Quốc. Chính phủ nước này đã đầu tư kinh phí lớn để tu bổ, tôn tạo nhiều công trình kiến trúc cổ đại, một trong số đó là ngôi chùa tháp Kỳ Quang nằm trên núi Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Chùa tháp Kỳ Quang nằm trên núi Ngũ Đài được tu bổ vào năm 1978. Ảnh: Sohu
Chùa Kỳ Quang nằm trên ngọn núi Ngũ Đài - một trong tứ đại Phật giáo danh sơn với nhiều chùa chiền, tự viện quan trọng. Ngôi chùa cổ được xây dựng theo tâm nguyện của Chu Trọng Huyễn (1428-1502) - một tàng thư gia (người lưu giữ sách sử) của triều Minh, đồng thời là cháu trai 4 đời của Chu Nguyên Chương.
Trải qua hơn hàng trăm năm gió mưa, chùa Kỳ Quang hùng vĩ của Minh triều đã bắt đầu nghiêng ngả khiến tỉnh Sơn Tây phải nhanh chóng bắt tay vào sửa sang, gia cố.
Công nhân liên tục làm ngoài giờ, chủ thầu không rõ lý do
Năm 1978, một chủ thầu ở tỉnh Tứ Xuyên có tên Viên Trung Phúc đã nhận sự án tu bổ công trình chùa tháp Kỳ Quang.
Ban đầu, hàng chục công nhân trên công trường này vẫn làm việc rất bình thường, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, ông Viên nhận thấy các công nhân này bỗng chăm chỉ đột xuất, họ thường xuyên ở lại làm việc ngoài giờ mà không cần thêm lương.
Điều này đã làm cho ông Viên cảm thấy vô cùng khó hiểu, khi đặt câu hỏi cũng chỉ nhận được những câu trả lời vòng vo. Chủ thầu của công trình này không thể ngờ rằng trong lúc làm việc, những người công nhân của ông đã tìm thấy một vài đồng tiền cổ trong các phiến đá trên núi Ngũ Đài.
Đồng vàng đúc hình tượng Phật được tình thấy dưới chân chùa tháp Kỳ Quang. Ảnh: Kknews
Họ truyền tai nhau phải giữ bí mật chuyện này để tránh bị tịch thu bảo vật. Chính vì vậy mà công nhân trong dự án ngày đêm chăm chỉ đào đất để mong tìm thêm kho báu dưới chân ngọn tháp Kỳ Quang.
Không phụ lòng mong đợi của đội thợ, anh công nhân Hồ Băng sau đó đã tìm thấy một chiếc hộp sắt chôn sâu trong lòng đất.
Khi mở hộp sắt ra, người công nhân họ Hồ thấy bên trong lấp lánh những đồng tiền cổ bằng vàng, mỗi đồng đều có lỗ vuông và khắc hình tượng Phật bên trên. Số lượng tiền xu khổng lồ này đã khiến toán thợ xây vui mừng khôn xiết.
Tội lỗi chồng tội lỗi
Hành động lén lút của các công nhân trên công trường cuối cùng đã rời vào tầm ngắm của chủ thầu Viên Trung Phúc. Sau vài lần kiểm tra đột xuất, ông Viên cũng phát hiện ra bí mật của họ. Tuy nhiên, Viên Trung Phúc không những không khuyên bảo nhóm công nhân báo cáo sự việc với chính quyền mà còn bắt họ phải chia món lợi từ cổ vật.
Sau đó, gần 2.000 đồng vàng được tìm thấy ở chân tháp Kỳ Quang đã được đem đi chia chác cho chủ thầu và công nhân để họ tự đi bán tại chợ đen. Những "người trong cuộc" cũng lặng lẽ kết thúc dự án tại đây.
Những kẻ chiếm đoạt di tích văn hóa đã phải trả cái giá đắt. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, sự thật nào rồi cũng sẽ có ngày bị phơi bày. Chỉ 2 năm sau vụ bán cổ vật trái phép, cảnh sát đã tới gõ cửa nhà ông Viên Trung Phúc, bắt giữ ông cùng 20 nghi phạm liên quan tới vụ việc. 1.688 đồng vàng được tìm lại nhưng 300 đồng xu khác đã lưu lạc tại Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Thái Lan... gây thiệt hại hơn 50 triệu NDT.
Thì ra những đồng tiền nhóm công nhân tìm thấy vốn không giống bất kỳ loại tiền xu nào từng lưu hành.
Đây là những miếng vàng được đúc theo kiểu đồng xu với được cầu phước lành, giá trị các hơn xu cổ rất nhiều. Chính bởi vậy mà khi cổ vật xuất hiện trên thị trường, cảnh sát đã lập tức nhận thấy điều bất thường và truy tìm hành tung của những đồng tiền vàng. Kết cục là những kẻ tham lam chiếm đoạt và buôn lậu di tích văn hóa đã phải nhận về hình phạt thích đáng.