Sau khi không chịu được cơn đau bụng dữ dội thêm nữa, cô gái trẻ 17 tuổi này đã tìm đến bệnh viện, ban đầu cô cứ nghĩ rằng đó chỉ là khối u thông thường khi thông báo với bác sĩ rằng nó đã ở trong bụng cô được khoảng 5 năm nay.
Thế nhưng qua chụp chiếu, các bác sĩ lại cho biết đó không phải là khối u hay ung nhọt gì cả và cô cũng không mắc phải vấn đề về tiêu hóa.
Thực chất, dị vật trong bụng là một song sinh dị tật, đã theo cô từ khi sinh ra đến bây giờ, hiện tượng này là thai trong thai (FIF). FIF thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới và được phát hiện từ khi còn bé.
Các bác sĩ cho biết, cô là người đầu tiên mang song thai đang phát triển từ bé cho tới tận tuổi trưởng thành như hiện nay, tình trạng này cực kỳ hiếm gặp, 500.000 ca mới có 1 trường hợp và tính tới thời điểm hiện tại người ta mới ghi nhận 200 ca tương tự.
Khối u có khả năng chính là người anh/em sinh đôi của cô gái, nó đã bắt đầu phát triển cùng với cô từ trong bụng mẹ, nhưng đã bị hấp thụ vào cơ thể cô khi nó không thể phát triển được thêm nữa.
Và trong suốt 5 năm vừa qua, khối thai nhi này đã lớn lên theo một góc lạ ở trong bụng cô gái. Đôi khi nó gây ra cơn đau, đôi khi lại khiến cô cảm thấy đầy bụng dù cho cô hầu như không ăn gì cả.
Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ đã lấy ra được khối dị dạng có tóc, xương trưởng thành và các bộ phận cơ thể khác.
Cô gái cho biết ban đầu khá lo lắng vì khối u nhưng sau phẫu thuật, cô đã khỏe hơn, bụng cũng không còn cứng và sưng lên bất thường nữa, bố mẹ cô cũng an tâm rồi. Cô cũng không quên gửi lời cảm ơn tới các bác sĩ.
Dù là hội chứng hiếm nhưng trên thế giới từng ghi nhận những người từng có hiện tượng FIF.
Đó là cô Hannah Bridgewater, 29 tuổi, khi đang mang thai con gái Lexie năm 2012, cô lên cơn đau bụng khủng khiếp và được chuyển vào bệnh viện ngay lập tức.
Cô gái nghĩ rằng mình chỉ mang khối u bình thường sau khi phát hiện bụng phình to và đau dữ dội
Qua siêu âm, chụp chiếu, các bác sĩ cũng phát hiện ra một nang kích thước bằng quả chanh ở buồng trứng phải, nó có chứa các mảnh răng, tóc và móng có DNA khớp với cô.
Lúc đầu, họ nghĩ rằng đó là người em sinh đôi của Lexie, nhưng cả hai đều có chênh lệch lớn về thời gian phát triển nên họ đã loại bỏ trường hợp này.
Điều đó có nghĩa là khối "dị vật" kia là song sinh của Hannah, đã tồn tại từ trước khi cô được sinh ra.
Nhờ tiến bộ trong công nghệ siêu âm mà FIF thường được phát hiện sớm, trong thai kỳ. Nếu có xảy ra, phần thai nhi phát triển bên trong người anh/chị song sinh kia sẽ được loại bỏ ngay sau khi sinh.
Tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp bị bỏ quên như của cô gái Ấn Độ hay của Hannah trên kia và em bé sẽ cùng lớn lên với bào thai bên trong mình qua nhiều năm.