Thực hiện các vụ mua bán và sáp nhập quy mô nhỏ, kín tiếng và hoàn toàn không có sự hiện diện của ngân hàng là cách Apple theo đuổi 6 năm qua.
Hồi tháng 2, Tim Cook nói với các cổ đông rằng Apple đã mua khoảng 100 công ty trong 6 năm qua. Điều đó có nghĩa là mỗi 3 đến 4 tuần, nhà sản xuất iPhone lại mua một công ty khác. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung là những thương vụ này khá ít gây sự chú ý nếu không muốn nói nằm ngoài sự hiểu biết của công chúng.
Chỉ một vài thương vụ M&A của Apple có quy mô lớn, chẳng hạn như thương vụ 3 tỷ USD mua nhà sản xuất tai nghe Beats Music. Phần lớn các thương vụ chỉ là những doanh nghiệp tí hon so với Apple. Trong khi các đối thủ công nghệ lớn thường xuyên thực hiện những vụ M&A trị giá hàng tỷ USD, Apple đã đi theo một chiến lược khác.
Những người từng gia nhập Apple thông qua các thương vụ M&A cho biết Táo khuyết tập trung vào nhân tài của những công ty nhỏ. Họ thường định giá doanh nghiệp dựa theo số kỹ sư làm việc ở đó. Việc mua lại diễn ra lặng lẽ và nhanh chóng. Những nhóm này sau đó trở thành các nhóm của Apple theo cách không tạo ra chút ồn ã nào.
Apple đã sử dụng các vụ mua lại để tăng tốc độ mở rộng trong các lĩnh vực mà họ cần nhân tài hay họ thấy một công nghệ có thể tạo nên sự khác biệt so với đối thủ của mình. Mặc dù mua lại là một kỹ thuật phổ biến giữa các công ty công nghệ lớn nhưng sự tập trung gần như độc quyền của Apple vào các giao dịch quy mô nhỏ khiến nó trở nên khác biệt.
Nicklas Nilsson, nhà phân tích tại GlobalData, một công ty chuyên theo dõi các giao dịch M&A, cho biết: "Chúng tôi đã thấy các công ty như Google, Facebook, Intel và Amazon thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập hàng tỷ USD. Apple đang mua nhiều công ty khởi nghiệp nhỏ hơn trong khi những doanh nghiệp khác chi tiêu nhiều hơn cho những tên tuổi đã thành danh.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vao fnawm 2019, Tim Cook nói rằng cách tiếp cận của công ty là xác định nhưng vị trí mà họ đang có thách thức kỹ thuật và sau đó mua các công ty có thể giải quyết được chúng. Ví cụ việc mua lại AuthenTec vào năm 2012 đã giúp giải quyết việc quét vân tay trên những chiếc iPhone.
Các vụ mua lại đã đóng góp rất nhiều cho thành công của Apple. Năm 2017, Apple mua một ứng dụng cho iPhone tên là Workflow. Đây là chơ sở cho ứng dụng Shortcuts. Năm 2018, họ mua Texture và bây giờ nó là Apple News+. Ngay cả trợ lý ảo Siri cũng là kết quả của một thương vụ M&A vào năm 2010.
Apple cũng đã liên tục chọn nhiều công ty trong lĩnh vực thực tế ảo và trí tuệ nhân tạo, bản đồ, sức khỏe và chất bán dẫn, giúp dự đoán cho các tính năng của sản phẩm Apple trong tương lai.
Trong khi đó, các công ty được mua lại thường phải giữ bí mật về thỏa thuận. Apple thường xuyên nói với người lao động tại các công ty được mua lại rằng họ không được cập nhật hồ sơ trên LinkedIn để tiết lộ về việc Apple đã mua lại. Nếu truyền thông phát hiện ra thỏa thuận, Apple thường không xác định nhưng cũng chẳng phủ nhận.
Ngoài ra, Apple nói chung không quan tâm đến việc tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại và buộc họ phải ngừng cung cấp các dịch vụ trong tương lai và loại bỏ khách hàng. Doanh thu của những doanh nghiệp bị mua lại thường không đáng kể gì so với 274,52 tỷ USD mà Táo khuyết thu được trong năm tài chính 2020.