Thất bại thảm hại của La Mã: Gần 20.000 lính tử nạn chỉ sau 1 đêm

Gabe |

Trận đánh rừng Teutoburg chính là dấu chấm hết không thể đau xót hơn cho tham vọng khai phá các vùng đất thuộc người German của hoàng đế La Mã.

Trận đánh rừng Teutoburg là cuộc đối đầu giữa một bên là liên minh các bộ lạc German và một bên là đế chế La Mã của hoàng đế Augustus. Tuy chỉ là trận đánh để "tranh giành-bảo vệ" quyền lợi giữa 2 thế lực đối địch nhưng ý nghĩa của nó vô cùng to lớn, ảnh hưởng tới cả châu Âu và việc hình thành nước Đức sau này.

Bối cảnh lịch sử

Đây là trận đánh giữa quân La Mã dưới sự lãnh đạo của Varus, một quý tộc có quan hệ mật thiết với Hoàng gia La Mã và bên kia là liên minh giữa các bộ tộc German (Kerusk, Mars, Kat, Brukter, Chauk, Sigambr và tàn dư còn lại của dân Sueb, những người đã bị đánh bại bởi Caesar trong trận Vosges).

Liên minh này được bí mật thành lập bởi Arminius, một người từng bị bắt làm con tin tại Rome để đổi lại sự bình yên cho bộ tộc. Tại đây, ông được tiếp nhận nền giáo dục về văn hóa, quân sự của La Mã, thậm chí, còn được gia nhập đội ngũ Kỵ sĩ của La Mã.

Vào thời điểm đó, những bộ lạc German vẫn bị La Mã đô hộ tàn bạo, và đương nhiên dân chúng nơi đây không hề ưa gì quân xâm lược. Và liên minh do Arminius tạo ra cũng là bởi mong muốn tìm kiếm sự tự do đích thực.

Diễn biến chính

Khi Varus đang đóng quân tại phía Tây sông Weser thì nghe tin có cuộc nổi dậy của các bộ tộc German. Như bao vị tướng khác, Varus quyết định dẫn quân dẹp loạn trước khi rắc rối đó trở nên lớn hơn, khó kiểm soát hơn.

Thân là Kỵ sĩ của La Mã, lại là 1 trong những người được sủng ái nhất, không khó để Arminius "hiến kế" thành công cho Varus. Theo đó, Arminius cho rằng quân La Mã nên đi 1 con đường khác để phù hợp với việc phục kích và dập tắt cuộc nổi dậy. Hơn thế nữa, Arminius còn hứa sẽ tập trung những bộ lạc trung thành với đế chế La Mã để trợ chiến cho Varus.

Mặc dù bị 1 số quan viên La Mã nhìn thấy "kế hoạch gian trá" này và báo cáo lại với Varus nhưng ông ta lại không tin và vẫn trao quyền cho Arminius đi tập hợp các bộ lạc. Cuối cùng, lãnh đạo giấu mặt của người German vẫn bình an trở về đúng chiến tuyến của mình, cùng người dân chống lại đế chế La Mã tàn bạo.

Thất bại thảm hại của La Mã: Gần 20.000 lính tử nạn chỉ sau 1 đêm - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Quân La Mã tham chiến trong lần này gồm 3 quân đoàn chính là Legio XVII, XVIII, XIX, ngoài ra còn 1 số lượng quân trợ chiến đông đảo và 3 đội kỵ binh. Tuy nhiên dù có lực lượng áp đảo nhưng hầu hết lại chưa có kinh nghiệm chiến đấu với người German ở bản địa.

Thêm 1 điểm đáng lo ngại nữa là quân La Mã lại đang hành quân trên con đường nhỏ hẹp, lầy lội mà Arminius chỉ cho, điều này khiến họ không thể hành quân theo đội hình do thiếu không gian, toàn quân bị kéo dài từ 15-20km (các tài liệu khác nhau ghi chép con số khác nhau).

Với cách hành quân như vậy thì không khác gì miếng mồi ngon cho những kẻ mai phục, đặc biệt là khi lãnh đạo quân German lại là người thấm nhuần tư tưởng, cách tác chiến, cách ứng phó của quân La Mã.

Khi đoàn quân dài lê thê đó đi tới khi vực rừng Teutoburg , hàng trăm ngàn mũi giáo lớn, nhọn hoắt từ khắp nơi bay tới. Quân La Mã lúc này vừa hoảng loạn vừa ngã xuống như dạ! Cách sử dụng những chiến binh German mạnh mẽ kết hợp với địa hình địa phương gần như phát huy hiệu quả tối đa chiến thuật của Arminius.

Thất bại thảm hại của La Mã: Gần 20.000 lính tử nạn chỉ sau 1 đêm - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Để tránh tổn thất nặng nề do nhược điểm về địa hình, Varus chỉ đạo cho quân La Mã tập trung lại để phòng thủ vào buổi đêm và sẽ phá vây ra ngoài khu vực đất hoang, rộng lớn ở phía Bắc đối Wiehen. Và thực tế là họ đã làm được, nhưng cái giá phải trả thì quá đắt.

Hàng ngàn binh sĩ La Mã ngã xuống, không chỉ bởi đao kiếm của người German mà còn bởi cả chính đồng đội vì sự hoảng loạn không thể phân biệt địch ta trong lúc cố gắng phá vòng vây.

Không dừng lại ở đó, ngay cả thời tiết cũng chống lại họ, những cơn mưa nặng hạt cứ ngày ngày trút xuống. Điều này vô cùng tệ hại bởi nước mưa làm dây cung trùng xuống, làm những chiếc khiên nặng trĩu do úng nước.

Không thể phòng thủ, cũng chẳng thể tấn công tầm xa, những người lính La Mã dần trở nên vô vọng chờ đợi đòn kết liễu của kẻ thù. Tia sáng hiếm hoi có thể giúp họ bây giờ chính là 1 pháo đài gần đó và bắt buộc phải hành quân trong đêm để tăng cơ hội sống còn.

Thất bại thảm hại của La Mã: Gần 20.000 lính tử nạn chỉ sau 1 đêm - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Tuy nhiên, một trong những tinh anh xuất sắc nhất La Mã từng đào tạo ra làm sao lại không nhìn ra điều đó, Arminius tiếp tục giăng 1 cái bẫy nữa trên đường đi của kẻ địch. Những chiến binh German tiếp tục mai phục trong các lùm cây của khu rừng, còn binh sĩ La Mã thì đang vất vả để có thể vượt qua khu vực đầm lầy lầy lội.

Cuộc tấn công bất ngờ đó thành công ngoài sức tưởng tượng, thậm chí nó khiến cho chính vị tướng đứng đầu quân La Mã là Varus phải quay ngựa lại, 1 mình chạy trốn, bỏ mặc hết lượt quân sĩ. Tuy nhiên, không được bao xa thì ông ta cũng bị quân German đuổi kịp và bắt lại. Cuối cùng Varus tự sát với sự ô nhục trong khi quân lính La Mã hầu hết dũng cảm hy sinh.

Kết quả

Sau khi trận đánh kết thúc, 3 binh đoàn lê dương bị xóa sổ hoàn toàn, người ta dự tính có hơn 2 vạn quân La Mã tử trận, chỉ có khoảng hơn 1000 người trốn thoát; con số thương vong của các bộ tộc German không được ghi chép chính xác nhưng theo nhiều sử gia thì chúng không lớn bởi họ luôn giành quyền chủ động trong những lần giao tranh.

Tận dụng chiến thắng oanh liệt tại rừng Teutoburg, Arminius cũng tranh thủ dẫn quân san bằng mọi pháo đài, đồn điền quanh đó và chỉ chịu dừng lại bên bờ sông Rhine do sự phản kháng quyết liệt từ 2 quân đoàn La Mã dưới sự lãnh đạo của cháu trai Varus.

Thất bại thảm hại của La Mã: Gần 20.000 lính tử nạn chỉ sau 1 đêm - Ảnh 4.

Chiến thắng rừng Teutoburg không chỉ khẳng định tài năng phi phàm của Arminius và quyết tâm cao ngút của người German mà còn khiến cho hoàng đế Augustus bị ám ảnh đến tận cuối đời, suốt nhiều tháng sau khi nhận hung tin, hoàng đế La Mã luôn ủ rũ, không cho bất cứ ai cắt tóc hay cạo râu của mình.

Trên thực tế, nhiều sử gia coi thảm họa rừng Teutoburg là 1 cuộc thảm sát hơn là 1 trận thua cho La Mã. Thậm chí, 3 quân đoàn này bị xóa tên hoàn toàn, không bao giờ được khôi phục lại, khiến cho số quân đoàn của La Mã giảm từ 28 xuống 25.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại