"Tháp đôi" trăm tuổi sừng sững trên cột đá 40m, du khách nào đến cũng cùng câu hỏi: Không đường lên thì xây kiểu gì?

Diệu Thúy |

Kỹ thuật xây dựng bí ẩn của điểm tham quan này đã được lật mở sau trận động đất Đường Sơn chấn động năm 1976.

Điểm tham quan... không thể lên

Thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có một thắng cảnh đặc biệt mang tên Song Tháp Sơn - hai cột đá khổng lồ dựng đứng cheo leo, cao tới hơn 40 mét. Trên đỉnh của hai cột đá là hai tòa tháp nhỏ đã tồn tại hàng trăm năm, song dù được coi là điểm du lịch nhưng không ai được đặt chân lên tới vì 2 tòa tháp... không có đường lên.

Du khách thập phương đành đứng dưới chân cột đá nhìn lên hoặc xem những hình ảnh được chụp bằng trực thăng, flycam để cảm nhận vẻ đẹp của công trình này.

Tháp đôi trăm tuổi sừng sững trên cột đá 40m, du khách nào đến cũng cùng câu hỏi: Không đường lên thì xây kiểu gì? - Ảnh 2.

Song Tháp Sơn nhìn từ xa. Ảnh: Zhihu

Tháp đôi trăm tuổi sừng sững trên cột đá 40m, du khách nào đến cũng cùng câu hỏi: Không đường lên thì xây kiểu gì? - Ảnh 3.

Tháp đôi cổ nhìn từ trên xuống. Hình ảnh: Baijiahao

Chính điểm đặc biệt của công trình đã khiến ai đặt chân tới Song Tháp Sơn cũng nảy ra một câu hỏi quan trọng: Người xưa đã xây dựng được hai tòa tháp này bằng cách nào khi không hề có đường đi lên?

Ngay cả công nghệ hiện đại của con người cũng khó có thể xây dựng được hai tòa tháp này chứ đừng nói đến trình độ kỹ thuật lạc hậu của người cổ đại. Thế nên đối với những người hiện đại, kỳ quan này là không thể tin được.

Truyền thuyết về song tháp

Theo truyền thuyết, từ xa xưa, thành phố Thừa Đức vẫn còn là một đại dương bao la, có hai anh em sống bằng nghề đánh cá.

Người anh đã lấy vợ và người em cũng tìm được người yêu, nhưng một ngày nọ, người em vô tình bị thương nặng khi đi đốn củi và không may bị tàn tật vĩnh viễn. Thái độ của người chị dâu đối với người em ngày càng tệ, thậm chí còn thường xuyên đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ.

Người em cũng mặc cảm và cảm thấy mình là kẻ vô dụng, không những không thể cho người yêu hạnh phúc mà còn là gánh nặng của cả gia đình.

Tháp đôi trăm tuổi sừng sững trên cột đá 40m, du khách nào đến cũng cùng câu hỏi: Không đường lên thì xây kiểu gì? - Ảnh 5.

Cận cảnh hai ngôi miếu cổ trên hai cột đá. Hình ảnh: Baijiahao

Thế là người em một mình chèo thuyền ra khơi, phó mặc số phận cho ông trời. Hôm sau, người em tìm thấy hai rạn đá ngầm, ở trên mỗi rạn đá là một ngôi chùa nhỏ, thấy vậy, người em đã xuống thuyền và bước vào lễ Phật.

Anh gặp được một cô gái trong chùa, hóa ra cô gái ấy chính là người yêu của anh. Cô ấy đã nhảy xuống biển sau khi biết tin anh tự tử và bị sóng đánh dạt vào mép một rạn đá.

Kể từ đó, người em và người yêu của anh cùng nhau chung sống trên hai rạn đá này. Thời gian trôi đi cùng với thăng trầm cuộc sống, sau khi nước biển rút đi, Thành Đức trở thành một mảnh đất, và hai rạn đá ấy trở thành ngọn núi Song Tháp như hiện nay.

Bí mật của công trình không đường lên?

Khi bắt tay vào nghiên cứu Song Tháp Sơn, do kỹ thuật lạc hậu, kinh phí ít ỏi, nên các chuyên gia chỉ có thể sử dụng kính viễn vọng để quan sát công trình này. Ngay lúc đó, họ đã phát hiện ra những vết nứt to nhỏ khác nhau, chỗ rộng nhất lên tới khoảng 20cm.

Một thời gian sau, trận động đất lớn ở Đường Sơn tháng 7 năm 1976 đã hé lộ những bất ngờ lớn hơn. Trận động đất không những không phá hủy ngôi chùa cổ, mà thậm chí còn nối những kẽ hở trên đó.

Theo phóng sự của CCTV, một giả thuyết xây dựng đã được đưa ra sau khi tìm thấy nhiều ổ gà trũng trên vách đá. Người xưa có lẽ đã vận chuyển vật liệu xây dựng lên đỉnh núi bằng cách "xây một cấu trúc bằng gỗ như một cái thang". Cái gọi là thang gỗ là đào một lỗ sâu trên vách đá, chèn gỗ vào đó tạo thành một chiếc thang gỗ để leo lên trên.

Tháp đôi trăm tuổi sừng sững trên cột đá 40m, du khách nào đến cũng cùng câu hỏi: Không đường lên thì xây kiểu gì? - Ảnh 9.

Mô phỏng giả thuyết cầu thang gỗ của CCTV. Hình ảnh: CCTV

Giả thuyết này từng được công nhận rộng rãi bởi cộng đồng học thuật, nhưng cho dù nó có đúng hay không thì vẫn chưa thể đưa ra một kết luận hoàn chỉnh. Bởi sau này sử liệu phát hiện ra rằng vào năm 1790, Hoàng đế Càn Long đã ra lệnh cho người đóng một chiếc thang gỗ để leo lên núi Song Tháp. Vì vậy, những cái hố có khả năng là do đội thi công của Hoàng đế Càn Long để lại.

Thế nên "ai là người đã xây nên kỳ quan này" và "tại sao lại trải qua bao khó khăn gian khổ để xây dựng trên đỉnh tháp này hai ngôi tháp cổ như vậy" đến nay vẫn là một ẩn số khiến cho nơi đây trở thành địa điểm tham quan bí ẩn bậc nhất Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại