Thập diện mai phục: Chó hoang giăng kín lối, bịt mọi đường thoát để tóm lợn rừng

Gohan |

Với ưu thế tuyệt đối về số lượng, đàn chó hoang dễ dàng áp đặt một thế trận vây bắt đối với con mồi. Trong tình huống này, liệu lợn rừng có thể thoát chết?

Cũng giống như nhiều loài động vật ăn thịt khác trên thảo nguyên châu Phi, chó hoang thường đi săn theo đàn với số lượng lớn. Một phần nguyên nhân của điều này là do chúng có kích thước khá nhỏ, không được "lực lưỡng" như hổ, báo hay sư tử.

Thập diện mai phục: Chó hoang giăng kín lối,  bịt mọi đường thoát để tóm lợn rừng - Ảnh 1.

Ngoài ra, chó hoang có khả năng tương tác cực cao, kể cả là đang trong lúc đi săn hoặc phải phòng thủ trước kẻ địch. Việc tương tác liên tục bằng tiếng kêu giúp chúng tổ chức "dàn trận" một các có trật tự và khoa học. Từ đó phát huy hiệu quả cao nhất khi làm việc nhóm.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp chó hoang dù nhỏ bé nhưng không mấy động vật trên thảo nguyên muốn trêu chọc vào.

Dưới đây sẽ là một trong những cảnh đi săn của đàn chó hoang châu Phi.

Xem video:

Thập diện mai phục: Chó hoang giăng kín lối, bịt mọi đường thoát để tóm lợn rừng

Như đã đề cập ở trên, chó hoang không có được ngoại hình to lớn nhưng chúng vẫn dám tấn công những con thú to hơn như lợn rừng. Đàn chó hoang này không quá dồn dập tấn công mà chúng tổ chức dàn quân số kín kẽ, khiến con mồi không thể chạy thoát, dần dần, khiến lợn rừng kiệt sức rồi mới ra tay.

Ở trong tình huống thập diện mai phục như vậy, dù lợn rừng có tốc độ tốt và rất cố gắng song vẫn không thể cắt đuôi kẻ thù. Nó đành chọn một vị trí ít bất lợi nhất để có thể quan sát bốn phía xung quanh.

Tuy nhiên, có lẽ dù kéo dài được thời gian nhưng nếu không có sự xuất hiện của đồng loại đến giải cứu thì con lợn rừng khó mà thoát khỏi cái chết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại