Trang phục khi đi phỏng vấn luôn là một yếu tố quan trọng mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần phải chú trọng. Một bộ trang phục phù hợp không chỉ giúp tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên, mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng đối với người phỏng vấn và tổ chức mà bạn mong muốn gia nhập. Nó cũng phản ánh phần nào khả năng quản lý bản thân và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp quan trọng này.
Tuy nhiên, có một số không biết vì vô tình hay cố ý mà không chú ý đến vấn đề ăn mặc khi đi phỏng vấn gây ra những tình huống khó xử với nhà tuyển dụng. Đơn cử như câu chuyện của Lưu Khả Long (Trung Quốc) dưới đây chẳng hạn.
Được biết, sau khi tốt nghiệp đại học vào năm ngoái, anh ta từ quê nhà Hà Nam lên Bắc Kinh tìm việc. Một năm sau, sau khi cân nhắc mọi yếu tố, anh ta đã quyết định nghỉ việc ở công ty cũ và ứng tuyển vị trí quản lý bán hàng của một công ty khác. Rất nhanh, Khả Long đã nhận được thông báo phỏng vấn từ HR.
Theo đúng lịch hẹn trước đó, Lưu Khả Long đã đến tham gia phỏng vấn đúng giờ. Tổng cộng có 5 người cùng tham gia phỏng vấn, Khả Long xếp ở vị trí thứ ba. Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng cũng đến lượt của anh chàng này. Mới đầu, Khả Long bước vào phòng phỏng vấn rất lễ phép và từ tốn, anh đặt bản lý lịch lên trước mặt người phỏng vấn.
Không ngờ, người phỏng vấn cầm CV của Khả Long lên, chẳng mảy may nhìn mà ném luôn tệp hồ sơ vào thùng rác bên cạnh. Một HR quát Lưu Khả Long: "Đi ra ngoài ngay!".
Lưu Khả Long trong khoảnh khắc đấy cảm thấy vô cùng bối rối, anh không biết phải xử lý tình huống đó như thế nào. Sau một lúc, Khả Long đáp trả: "Không phải anh chị thông báo em đến phỏng vấn sao? Em đã làm gì sai? Tại sao anh chị lại đối xử với em như vậy?".
Người phỏng vấn ngẩng đầu lên và nói với Khả Long bằng giọng điệu khó chịu: "Anh chưa cần biết khả năng của em như thế nào, nhưng ấn tượng đầu tiên của em dành cho anh là không có. Tại sao em ăn mặc xuề xòa quá vậy? Em tưởng đây là cái chợ, em thích làm gì thì làm ai? Công ty này không cần những nhân viên như em".
Lưu Khả Long nghe xong chỉ biết im lặng. Thật vậy, so với vài những người xin việc khác, trang phục của anh quả thực khó lòng chấp nhận được. Nhưng ở công ty trước của Khả Long không quá cầu kỳ về mảng trang phục, hàng ngày anh đều mặc như thế này đến công ty. Hơn nữa, dạo gần đây thời tiết vô cùng nắng nóng, nên Khả Long càng thích mặc quần áo cộc cho mát mẻ.
Sau khi suy nghĩ, Lưu Khả Long nói với người phỏng vấn: "Thật sự rất xin lỗi vì trang phục của em không phù hợp khiến anh chị khó chịu. Đó là lỗi của em, em chân thành xin lỗi anh chị! Nhưng quyết định của anh cũng quá vội vàng. Em nghĩ, anh cũng không đủ lịch sự, ít nhất là đối với em. Là một người phỏng vấn, đối diện với thượng vàng hạ cám ứng viên khác nhau, anh cần khoan dung và bình tĩnh hơn.
Anh cho rằng em không nên mặc quần short và dép lê, có thể đưa góp ý cho em, em sẽ sửa chữa vào lần sau. Nhưng anh không làm như vậy, mà chỉ đuổi em đi. Như thế thì quả thực thiếu kiên nhẫn, làm sao có thể làm gương cho nhân viên được? Nếu không thích em, anh hoàn toàn có những cách cư xử khác mà, chẳng hạn như anh trả lại CV cho em. Nhưng đằng này anh ném nó vào thùng rác một cách quá thô bạo. Em đã vất vả để tìm việc, làm một bản sơ yếu lý lịch cũng tốn thời gian và công sức lắm đấy. Vậy nên, em cho rằng cả hai chúng ta đều có lỗi".
Nghe Khả Long nói xong, người phỏng vấn mặt đỏ lên, anh ta im lặng vài giây, nói: "Xin lỗi, anh thực sự quá vội vàng". Sau đó, cuộc phỏng vấn diễn ra như bình thường.
Không biết kết cục của buổi phỏng vấn này ra sao, Khả Long có được nhận vào làm việc không. Nhưng thông qua sự việc này, chúng ta cũng nên rút ra bài học về việc chọn lựa trang phục khi đi phỏng vấn.
Cách chọn trang phục khi đi phỏng vấn
Khi đi phỏng vấn, việc chọn trang phục phù hợp là rất quan trọng vì nó không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn phản ánh sự tôn trọng đối với người phỏng vấn và công ty. Dưới đây là một số gợi ý để chọn trang phục khi đi phỏng vấn:
1. Nghiên cứu về công ty: Tìm hiểu văn hóa công ty và ngành nghề để chọn trang phục phù hợp. Công ty truyền thống đòi hỏi trang phục chính thức hơn so với công ty khởi nghiệp có môi trường làm việc thoải mái hơn.
2. Trang phục trang trọng: Đối với hầu hết các cuộc phỏng vấn, trang phục trang trọng như suit và áo sơ mi là lựa chọn an toàn. Đối với nam giới, nên chọn suit màu trung tính như xám, xanh đen hoặc nâu. Đối với phụ nữ, suit hoặc váy công sở kín đáo cũng là lựa chọn tốt.
3. Tránh trang phục lòe loẹt: Tránh mặc quần áo có họa tiết lòe loẹt, màu sắc quá sáng hoặc trang phục không mang tính chuyên nghiệp như quần short, áo phông có in hình.
4. Giày dép: Chọn giày lịch sự, sạch sẽ và thoải mái. Đối với nam giới, giày tây là lựa chọn phổ biến. Đối với phụ nữ, giày cao gót không quá cao hoặc giày bít đế thấp là phù hợp.
5. Phụ kiện: Giữ cho phụ kiện đơn giản và tinh tế. Đồng hồ, cà vạt, khăn tay, túi xách nên được chọn để phù hợp với trang phục và không làm phân tâm người phỏng vấn.
6. Tóc và trang điểm: Tóc nên gọn gàng và trang điểm nên nhẹ nhàng, tự nhiên.
Nhớ rằng mục tiêu của bạn là để tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên và cho thấy bạn là một ứng viên nghiêm túc và chuyên nghiệp.
Tổng hợp