Kể từ sau khi Lý Tiểu Long thành công đem kung fu Trung Quốc quảng bá ra khắp thế giới, những diễn viên Hoa Ngữ đi theo con đường trở thành ngôi sao võ thuật cũng nhiều hơn.
Sau thời của Lý Tiểu Long, siêu sao võ thuật Trung Quốc nổi tiếng nhất, có tầm ảnh hưởng đến quốc tế chỉ có Thành Long, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan.
Cả Thành Long, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan đều được đánh giá cao về những pha võ thuật trên màn ảnh, nhưng thực tế họ lại không được cho là "võ lâm cao thủ" thật sự.
Thành Long: Không được đào tạo bài bản
Thành Long được coi như một "huyền thoại võ thuật" nhưng võ thuật của ông lại không được đào tạo bài bản như trong trường lớp.
Những môn võ của Thành Long đa phần đều là do ông học được, bên cạnh đó cũng nhờ sự trợ giúp của nhiều người khác.
Ở trên phim, Thành Long nhận được nhiều lời khen bởi những pha hành động nguy hiểm, các pha võ thuật nhào lộn phối hợp động tác nhịp nhàng, sử dụng những vũ khí ứng biến.
Sau thời của Lý Tiểu Long là đến thời của Thành Long nhưng ông không bắt chước tiền bối họ Lý, tự mình có những pha võ thuật riêng.
Thành Long rất dễ thành công với những bộ phim mà ông tham gia, cảnh quay võ thuật đẹp mắt cùng nội dung hài hước.
Tuy có thể thu hút khán giả bằng sự mới mẻ trong cảnh võ thuật nhưng Thành Long cũng gặp phải khó khăn bởi chính những điều đó.
Không được đào tạo võ thuật bài bản rất đến việc dễ dàng lộ ra yếu điểm khi chiến đấu cùng khả năng thực chiến (chiến đấu ngoài đời) thấp, Thành Long không được coi như một "võ lâm cao thủ" thật sự.
Lý Liên Kiệt: Khả năng thực chiến thấp
Không giống như Thành Long, từ nhỏ Lý Liên Kiệt đã được coi là một thiên tài võ thuật, lại còn được đào tạo rất bài bản.
Lý Liên Kiệt từng đoạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi võ thuật, từng là quán quân wushu, múa thương và kiếm rất đẹp mắt.
Khi mới 19 tuổi, Lý Liên Kiệt tham gia vào bộ phim Thiếu Lâm tự và nhanh chóng nổi tiếng với những màn võ thuật đẹp mắt và tinh tế.
Cũng từ đấy, Lý Liên Kiệt nhanh chóng trở thành một siêu sao võ thuật nổi tiếng khắp Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng đến cả thế giới.
Chính vì nổi tiếng với vai trò diễn viên võ thuật từ khi còn quá sớm nên Lý Liên Kiệt cũng dành nhiều thời gian cho phim trường thay vì các cuộc thi liên quan đến võ thuật.
Vì thế nên dù có được đào tạo bài bản, thông thạo nhiều loại võ thuật nhưng Lý Liên Kiệt lại không giỏi trong những trận đánh thực chiến. Và chính thiếu sót ấy khiến anh không thể được coi là một "võ lâm cao thủ".
Chân Tử Đan: Phong độ không ổn định
Trong khi Thành Long nổi lên nhanh chóng như là một người "kế thừa" Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt ghi dấu ấn bởi những pha võ thuật tinh tế thì con đường thành sao của Chân Tử Đan lại khó khăn vô cùng.
Sinh ra trong một gia đình võ thuật, từ nhỏ được học võ, khi trở về Trung Quốc lại là đồng môn huynh đệ với Lý Liên Kiệt nhưng Chân Tử Đan lại không mấy may mắn.
Phải đến năm 1993 khi đóng bộ phim Hoàng Phi Hồng 2 cùng với Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan mới thật sự trở nên nổi tiếng.
So với Thành Long và Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan lại may mắn hơn vì sở hữu khả năng thực chiến vô cùng tốt. Đó chính là lợi thế của ngôi sao này khi gặp phải đối thủ ngoài đời.
Nhưng dù giỏi các loại võ như Triệt quyền đạo, wushu, Thái cực đạo,… và được đánh giá cao nhưng Chân Tử Đan lại không giữ được phong độ ổn định.
Nên cho dù có khả năng thực chiến nhưng nếu không giữ được phong độ thì Chân Tử Đan cũng sẽ khó khăn trong khi chiến đấu.
Thêm vào đó, Chân Tử Đan cũng bị chỉ trích là kiêu căng ngạo mạn, coi thường những ngôi sao võ thuật khác nên anh cũng dễ gặp thất bại bởi tính cách này.
Có thể thấy, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan đều là những ngôi sao võ thuật nổi tiếng trên màn ảnh, nhận được nhiều lời khen từ phía các chuyên gia cũng như khán giả.
Nhưng cả 3 người họ đều có những khuyết điểm trong võ thuật của mình và điều đó đã ảnh hưởng không ít đến việc trở thành "võ lâm cao thủ" của họ.
Họ có thể là một ngôi sao võ thuật "trên màn ảnh" nhưng để trở thành một bậc thầy võ thuật thật sự trong đời thực thì con đường ấy quả thật còn rất xa.