Thang máy rơi tự do, camera ghi lại cảnh tượng thót tim: Chỉ cần lỡ 1 giây, người này có thể sẽ mất mạng

Thùy Anh |

Sự cố đến không báo trước, vì vậy, mỗi người cần chủ động trang bị kiến thức để ứng phó bất cứ lúc nào.

• Các vụ tai nạn liên quan đến thang máy không phải hiếm
• 5 lưu ý để bảo vệ bản thân khi không may thang máy gặp sự cố

Những tai nạn khi đi thang máy

Vào ngày 6 /6/2024, tại tòa nhà văn phòng ở quận Tây Hồ, Thượng Hải, Trung Quốc, một thang hàng bất ngờ gặp sự cố. Sự cố này đã khiến hơn 10 người bị mắc kẹt bên trong, và một người suýt nữa đã bị kẹp. Cụ thể, thang máy bắt đầu rơi tự do từ tầng một xuống tầng B2, nhưng may mắn là không gây ra thương vong nào. Cơ quan quản lý thị trường địa phương đã vào cuộc điều tra vụ việc.

Một số nhân viên bị mắc kẹt trong thang đã chia sẻ về trải nghiệm đáng sợ của họ. Họ vẫn còn bị ám ảnh bởi sự việc. Anh Trần (tên nhân vật đã được thay đổi) kể lại rằng, vào buổi tan tầm, khoảng 11 đồng nghiệp của anh đã đi vào thang máy. Khi cửa mở ở tầng một, cô gái đứng ngoài cùng đã bước ra ngoài. Ngay sau khi cô ấy bước ra, chưa đầy một giây, thang máy đã rơi xuống tầng B2 mà cửa vẫn chưa kịp đóng lại. Đến B2, tất cả các nút bấm đều không hoạt động và lúc này cửa thang máy mới từ từ đóng lại.

Clip ghi lại sự việc

Anh Trương (tên đã được thay đổi) bày tỏ rằng, nếu người phụ nữ đứng ở cửa thang máy không kịp bước ra ngoài, hậu quả có thể đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều. Các nạn nhân mắc kẹt đã liên lạc với bộ phận quản lý tòa nhà ngay lập tức, và được thông báo rằng phải mất từ 20 đến 30 phút mới có thể xử lý sự cố.

Trên thực tế, đây không phải trường hợp hy hữu. Điển hình, một thang hàng tại khu công nghiệp ở Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc rơi xuống khiến 1 người chết và 2 người bị thương. Một sự cố khác xảy ra tại chợ nông sản ở Vân Nam, Trung Quốc khiến 4 người chết và 16 người bị thương. Thêm vào đó, một vụ rơi thang máy tại khu dân cư ở Hồ Nam, Trung Quốc đã gây thương tích cho 3 cư dân.

Tại Việt Nam, những sự cố về thang máy cũng không phải hiếm. Mới đây, sáng 26/8/2024, người dân sinh sống tại chung cư HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) đã chứng kiến thang máy rơi tự do. Điều may mắn là không có ai bị thương.

Xử lý thế nào khi gặp sự cố trong thang máy?

Trước những rủi ro tiềm ẩn này, việc biết cách tự cứu khi gặp sự cố thang máy là rất quan trọng. Theo bài đăng trên Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hải Phòng, trong trường hợp thang máy gặp sự cố, mọi người nên thực hiện các bước sau:

Thứ nhất: Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần làm trong lúc này là phải thật bình tĩnh. Chúng ta nên nhớ rằng có rất ít trường họp có người chết khi bị nhốt trong thang máy và gần như chúng ta có thể thoát khỏi một cái thang máy đóng kín mà không hề bị trầy xước.

Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và lo lắng không đáng có của bạn. Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi. Giữbình tĩnh để có thể sống sót. Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắt đầu hoạt động trở lại.

Thứ hai: Thử nút mở của

Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ các nút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không. Thay vào đó, hãy thử bấm nút mở của. Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy ấn chuông gọi cứu hộ hoặc kêu cứu.

Thứ ba: Chờ bộ cứu hộ tự động

Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic Rescue Device (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD là trong trường hợp thang máy mất điện sẽ đưa thang về tầng gần nhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thì nguời bị kẹt có thể nhờ sự trợ giúp bên ngoài.

Thứ tư: Liên lạc với những người ở ngoài

Khi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằng điện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy, nếu không có hoặc điện thoại không sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập vào cửa thang... để kịp thời báo hiệu ra bên ngoài.

Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sử dụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ.

Thứ năm: Không tự ý trèo ra ngoài qua của thoát hiểm

Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy của. Tuyệt đối không leo ra ngoài thang máy. Nguy cơ bị kẹp giữa thang máy và sàn nhà là rất cao và bạn cũng tuyệt đối không được leo ra ngoài bằng của thoát hiểm trên nóc cabin (trên nóc cabin có nhiều thiết bị điện cùng với nhiều dầu mỡ trơn trượt) và dù có leo ra đó được thì bạn cũng chấp nhận đứng trên đó chứ không làm gì khác được, vậy thì đứng trong cabin an toàn hơn nhiều.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại