Chắc hẳn cũng phải có lý do tại sao ngành công nghiệp tình dục ở Nhật Bản lại phát triển rầm rộ như bây giờ.
Trước đó, vào khoảng thế kỷ 17, hàng loạt các kỹ viện , nhà chứa đã mọc lên san sát với rất nhiều kỹ nữ hành nghề. Vậy họ là những ai và cuộc sống đã thực sự diễn ra như thế nào
Kỹ nữ cao giá
Oiran, cái tên để chỉ những cô gái điếm Nhật Bản hạng sang có khả năng biểu diễn trà đạo, cắm hoa và thư pháp.
Tuy vậy, họ lại bị áp đặt dưới nhiều nghi thức khác nhau và sẵn sàng bị đào thải bất cứ lúc nào nếu có một nhân tố nổi trội xuất hiện.
Chính vì bản thân là gái hạng sang nên các khách hàng tìm đến những cô kỹ nữ này cũng không phải chuyện đơn giản.
Một vị khách thông thường sẽ không bao giờ được chấp nhận, muốn được các nàng oiran phục vụ, các quý ông phải viết một lá thư mời trang trọng, và các nàng orian sẽ diễu hành trên phố cùng với đoàn tùy tùng để đến nơi được mời.
Sự lộng lẫy xa hoa của đoàn kỹ nữ oiran sẽ cho công chúng biết đẳng cấp của chủ nhân đã mời họ.
Trang phục các nàng oiran cũng càng ngày trở nên cầu kỳ và phức tạp hơn, các kiểu áo đính nhiều kim và tóc được kết hợp với nhiều loại lược khác nhau.
Chính những đòi hỏi nghi thức cùng với sự bùng nổ thời đại geisha đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim của các kỹ nữ oiran.
Oiran được coi là những kỹ nữ có "chất" nhất trong lịch sử ngành công nghiệp người lớn ở Nhật Bản.
Kỹ nữ bảo thủ
Các kỹ nữ Tayū là người chuyên phục vụ khách với các nhu cầu thưởng thức nghệ thuật truyền thống như múa, nhạc trò chuyện hơn là chỉ là đơn thuần về tình dục.
Nói một cách đơn giản, tayū là những cô gái dành cho những quý ông tìm kiếm một người vợ hoàn hảo với đủ ngón nghề cầm, kỳ, thi họa cho dù chỉ một đêm.
Các Tayū thường không cởi bỏ trang phục khi ân ái và thường chỉ phục vụ các samurai, lãnh chúa trong các cung điện tại Kyoto và họ cũng có quyền từ chối phục vụ những quý ông chỉ đơn thuần đòi hỏi các nhu cầu xác thịt.
Họ là những người tồn tại trước oiran và dần bị thay thế bởi những người này vì các quy tắc quá gắt gao.
Dàn kỹ nữ trong buồng tắm thời xưa.
Kỹ nữ bình dân
Khi xã hội Nhật dần dần thay đổi, một luồng văn hóa mới ảnh hưởng từ phương Tây tràn qua với những lái buôn người nước ngoài thường xuyên cập cảng và lưu lại ít lâu.
Người Nhật dần trở nên “dễ tính” hơn trong các chuẩn mực văn hóa. Họ đơn giản hóa nhiều quy chuẩn khắt khe trong đời sống và nền văn hóa bình dân bắt đầu được ưa chuộng.
Lúc này, geisha bắt đầu lên ngôi với phong cách giản dị, đời thường để có thể tiếp cận với số đông các tầng lớp trong xã hội.
Là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất khi nói về kỹ nữ ở Nhật Bản, các geisha đã phải chịu đựng cuộc sống không mấy dễ dàng. Họ tuy có lối sống phóng túng nhưng bị nhìn nhận bởi ánh mắt dò xét của xã hội.
Các geisha đang học hát. Đây là ngón nghề không thể thiếu đối với bất cứ ai hành nghề này.
Họ luôn phải chịu đựng sự bấp bênh và luôn đòi hỏi sức chịu đựng vì những tính cách đa dạng, các tầng lớp khác nhau và tình huống phức tạp mà họ phải xử lý.
Geisha là nghề đem lại sự tự do và tự chủ (về kinh tế) cho phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ phong kiến trọng nam khinh nữ.
Nó từng là một nghề đáng trọng trong xã hội. Muốn khẳng định bản thân và tìm thấy tự do trong đời, họ chỉ còn một lựa chọn là trở thành geisha.
Cuộc đời chẳng bao giờ có tình yêu
Dù thoáng về vấn đề tình dục nhưng xã hội Nhật ngày xưa cũng vẫn có những nguyên tắc bảo thủ nhất định.
Phàm là đàn ông thì hoàn toàn có quyền được trêu hoa ghẹo nguyệt, làm tình với bất cứ kỹ nữ nào nhưng nếu không may nảy sinh tình cảm với bất cứ ai thì sẽ bị dẻ bỉu. khinh khi bởi cả xã hội.
Theo quan niệm xưa, tình yêu giữa các văn nhân hoặc tầng lớp quý tộc với gái lầu xanh là mối quan hệ không cùng đẳng cấp.
Nó sẽ làm vấy bẩn xã hội, làm hoen ố những giá trị thanh tao mà chỉ những tầng lớp thượng lưu mới có.
Vui đùa trong lúc làm việc là vậy nhưng đời kỹ nữ chẳng bao giờ có được cho mình tình yêu trọng vẹn.
Một khi đi ngược lại quy tắc xã hội và chế độ đẳng cấp đương thời, xã hội sẽ tạo ra những áp lực rất lớn với họ, hoặc là hạ cấp của gái làng chơi trong kỹ viện, hoặc khiến cho người đàn ông hồi tâm chuyển ý, thậm chí ép buộc hai người phải chia xa rồi ôm hận thiên cổ.
Ở Nhật, có sự phân biệt rõ ràng về phong cách giữa một kỹ nữ và một người phụ nữ đoan chính lý tưởng.
Kỹ nữ khoe hết tài sắc của mình, trong khi người phụ nữ Nhật chuẩn mực phải thật khiêm tốn, thể hiện bản thân một cách nhún nhường và rụt rè.
Kỹ nữ luôn sống phóng túng còn người vợ, người mẹ trong gia đình phải mang nét đượm buồn, luôn trầm tĩnh và sống có trách nhiệm. Vì sự phân biệt rạch ròi này mà một kỹ nữ bắt buộc phải bỏ nghề nếu cô ấy muốn kết hôn.
Nếu những hình ảnh này được truyền ra ngoài thì chắc chắn việc kết hôn với kỹ nữ là điều cực kỳ khó khăn.
Người Nhật cũng coi trọng đẳng cấp và sự tương thích về thân thế giữa vợ và chồng.
Nguồn: Tổng hợp