Thần dược cầm máu thời cổ đại vì sao thất truyền?

S.S |

Loại thuốc cầm máu tương truyền nổi tiếng thời cổ đại Kim sáng dược, theo lời đồn có thể cầm máu ngay lập tức. Tuy nhiên, phương thuốc truyền thuyết này cho đến ngày nay lại thất truyền? Vậy thực hư chuyện gì đã xảy ra?

Y học cổ truyền luôn được coi là di sản văn hóa phi vật thể vô giá của Trung Quốc. Vào thời cổ đại , y học cổ truyền Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chữa bệnh và cứu người. Nhiều bộ sưu tập thuốc đông y đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở giai đoạn này, y học Trung Quốc vẫn đang phát huy tác dụng mà tây y không thể nào thay thế.

Thần dược cầm máu thời cổ đại vì sao thất truyền? - Ảnh 1.

Người cổ đại thường thích luyện đao mua gậy. Mục đích thứ nhất là để duy trì sức khỏe, và thứ hai là để phòng thân tự vệ. Bởi vậy trong quá trình chiến đấu thường không tránh khỏi việc bị thương. Đối với những người thường xuyên hành tẩu giang hồ, những lúc như vậy họ sẽ lấy từ trong túi mình lọ thuốc kim sáng dược bôi lên vết thương, sau đó xé một góc áo để quấn vết thương.

Trong đời sống hàng ngày, người bình thường cũng không tránh khỏi việc bị thương bởi các dụng cụ sắc nhọn. Sau khi chảy máu, họ cũng sử dụng kim sáng dược để cầm máu. Vào thời nhà Thanh, đơn thuốc Kim sáng dược được lưu hành rộng rãi và cửa hàng thuốc nào cũng có loại thuốc này.

Công thức của thuốc Kim sáng dược có thể bao gồm các thành phần sau: hùng thổ miết (ba ba đực), đảm nam tinh, huyết kiệt, mã tiền tử, long cốt, nam hồng hoa, xuyên khương hoạt, đương quy, khẩu phòng phong, bạch chỉ, cỏ xương bồ, cỏ khung cùng ... Hầu hết các loại nguyên liệu này đều dễ tìm, ba ba đực tương đối hiếm nhưng thi thoảng cũng có thể tìm thấy. Tuy nhiên long cốt thì không dễ tìm được.

Thần dược cầm máu thời cổ đại vì sao thất truyền? - Ảnh 2.

Long cốt thực ra ý chỉ xương của động vật. Động vật sau khi chết, thịt sẽ thối rữa, lộ ra phần xương. Những xương này sẽ được nghiền nát để tạo thành bột gọi là long cốt. Loại bột này có thể rất nhanh hấp thụ dịch huyết và thúc đẩy quá trình đông máu. Thông thường, long cốt được nhắc tới ở đây là xương của voi, tê giác hay ngựa … Tuy nhiên cũng có thể sử dụng xương chó và mèo.

Ngoài xương động vật, còn có một loại hóa thạch, là di thể của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, trông giống như xương động vật. Một khả năng khác là xương có khắc chữ, hiện được gọi là giáp cốt văn. Giáp cốt văn là một loại văn tự được tạo ra trong thời kỳ xã hội nô lệ ở Trung Quốc và ghi lại rất nhiều thông tin hữu ích.

Tại một số điểm di chỉ hoặc khu mộ sẽ có giáp cốt văn. Người cổ đại gần như không có một hiểu biết nào về giáp cốt văn, cũng không biết giá trị thực sự của loại văn tự này. Bởi vậy rất nhiều vụ trộm mộ, kẻ trộm thường tỏ ra thờ ơ với giáp cốt văn và vứt qua một bên. Một số người may mắn nhặt được cũng không có nhiều hiểu biết, đem bán cho các tiệm thuốc như những chiếc xương thông thường.

Thần dược cầm máu thời cổ đại vì sao thất truyền? - Ảnh 4.

Tuy nhiên, theo thời gian, kim sáng dược bị thất truyền, hay nói đúng hơn nó không còn linh nghiệm như trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá của long cốt ngày càng cao. Hầu hết các loại thuốc trị thương cầm máu sau này đều chọn các nguyên liệu khác để thay thế cho long cốt. Tuy nhiên, công dụng lại không thể bằng loại kim sáng dược làm ra từ long cốt.

Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y sinh, ngày càng có nhiều loại thuốc Tây thay thế đông y. Nhiều loại thuốc được chế tác từ những tinh hoa kết hợp giữa đông y và tây y, bởi vậy không nhất thiết phải làm thuốc cầm máu theo các nguyên liệu phức tạp thời cổ đại nữa. Kim sáng dược cũng chính vì vậy mà dần dần thất truyền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại