Tham nhũng trên chiến trường tại Ukraine

Phạm Thục Trinh |

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố bổ sung 100 xe cứu thương cho chiến trường miền Đông, nhưng những câu hỏi quanh mức giá, thực trạng hiện tại và nghi vấn về việc giới chức quân đội sử dụng quyền lực tranh giành hợp đồng mua bán cho công ty riêng đã biến sự vụ trở thành tâm điểm chú ý.

Kể từ khi cuộc xung đột ở miền Đông nổ ra vào năm 2014, chi tiêu cho quốc phòng an ninh của Ukraine tăng vọt từ 2,5% năm 2013 lên 5% GDP trong năm 2017 (tương đương với 6 tỷ USD). Ước tính con số này còn tăng khoảng 700 triệu USD năm 2018.

Những bất ổn về chính trị, xã hội cũng như kết quả thực hiện các cam kết trước đây đã khiến cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) ra quyết định ngừng giải ngân gói viện trợ 5 tỷ USD cho Ukraine.

Cụ thể, chính quyền Tổng thống đương nhiệm chưa hoàn thành việc thiết lập tòa án chuyên biệt xét xử án tham nhũng và cải cách hệ thống tư pháp. Giám đốc Cục Phòng, chống Tham nhũng Quốc gia (NABU) Artem Sytnyk cho biết: “Tham nhũng đã xuất hiện và tồn tại nhiều thập kỷ ở Ukraine nên không thể khắc phục trong một thời gian ngắn. Hiện IMF và EU đã gia hạn để chúng ta có thể tiếp tục thực hiện những kế hoạch trên”.

Hiện văn phòng này nắm giữ các bằng chứng liên quan đến 107 vụ án, nhưng duy nhất 1 vụ được đưa ra xét xử.

Người dân Ukraine tỏ ra bất mãn với cuộc giao tranh ở miền Đông, được xem là mang lại gánh nặng cho cuộc sống của họ. Một bộ phận dân chúng cùng cựu chiến binh từng chiến đấu tại chiến trường đã tập trung biểu tình bên ngoài Quốc hội Ukraine nhằm tố cáo Tổng thống đương nhiệm và các đối tác (Poroshenko, Gladkovoskyi, Ihor Kononenko) đã kinh doanh trên xác binh sĩ hi sinh trên chiến trường, và sở hữu 3 căn biệt thự sang trọng ở bờ biển phía Nam Tây Ban Nha mà không khai báo trong bản kê khai tài sản.

Trước khi bị trục xuất khỏi Ukraine, cựu tổng thống Georgia, ông Mikheil Saakashvili phát biểu: “Nếu Putin bị lên án vì châm ngòi cho cuộc chiến thì hành động làm giàu từ chiến tranh của Poroshenko và những người bạn làm ăn là không chấp nhận được”.

Các biện pháp chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh doanh khí gas ở Ukraine, lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều doanh nhân lớn dưới thời Tổng thống Yanukovych, đã đạt được những thành tựu đáng kể kể từ năm 2014. Tổng Thư ký Ủy ban Chống tham nhũng Quốc phòng, Olena Tregub cho rằng “Tham nhũng trong ngành năng lượng đã giảm, các biện pháp đối phó với tham nhũng hiện thời chỉ mang tính phòng chống”.

Dù ông Gladkovskyi khẳng định không liên quan đến việc đấu thầu cung cấp xe cứu thương, nhưng không thể đưa ra các chứng cớ chứng minh là không có ưu ái nhất định dành riêng cho công ty của mình và lý giải sở dĩ việc đầu thầu phải diễn ra trong bí mật là để ngăn chặn Nga can thiệp vào các thương vụ mua bán bằng cách nộp hồ sơ giả mạo thông qua các công ty ma. Đồng thời, ông cũng khẳng định: “Việc kiếm tiền từ chiến tranh là không thể chấp nhận được”.

Gladkovskyi cho biết đã rút toàn bộ cổ phần tại Công ty Ô tô Bogdan Motors để chuyển sang kinh doanh xe cứu thương khi khảo sát tiền tuyến.

Ukroboronprom - một tập đoàn lớn với 130 công ty quốc phòng và 80 nghìn lao động - cũng có liên quan đến sự việc. Cựu nhân viên kiểm soát của tập đoàn, Dmitro Maksimov cho biết thực chất các thỏa thuận mua bán của tập đoàn đều mang tính mờ ám. Đơn cử như việc một mảnh chiếc ốc vít kim loại nhỏ được bán với giá 50 USD năm 2014 đã tăng lên đến gần 4.000 USD chỉ một năm sau đó, sau khi Ukroboronprom bí mật chuyển hợp đồng cung cấp cho một công ty khác.

Denys Gurak, Phó Tổng Giám đốc Ukroboronprom thừa nhận thực trạng tham nhũng trong lĩnh vực quốc phòng và cho rằng vấn đề này mang tầm quốc gia chứ không chỉ riêng trong một số lĩnh vực. Ukroboronprom đã tự gửi cho các công tố viên 200 báo cáo về tình trạng tham nhũng nội bộ nhưng chỉ có 2 trường hợp bị kết án và đình chỉ công tác.

Tháng 2/2018, Tổng Giám đốc Tập đoàn Roman Romanov bất ngờ từ chức mà không đưa ra bất cứ lý do nào.

Daria Kaleniuk, Giám đốc Trung tâm Chống tham nhũng cho rằng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là những vấn đề an ninh quốc gia và cần được giải quyết không chỉ để xây dựng nền dân chủ như châu Âu mà còn để cung cấp nguồn lực cho chiến trường miền Đông.

Trong báo cáo năm 2017 của Ủy ban Phòng, chống Tham nhũng Quốc phòng, mỗi chiếc xe có khung gầm lắp ráp có giá lên tới 32.000 USD, đắt hơn cả nhập khẩu nguyên chiếc, và chỉ chở được 800 pound (khoảng 363kg), trong khi nó cần phải chở ít nhất một tài xế, một người bảo vệ vũ trang và nhân viên y tế. Hiện 19 trong số 50 chiếc không còn sử dụng được.

Một tình nguyện viên cho biết, những chiếc xe cứu thương trên chỉ phù hợp với tuyến đường đô thị chứ không phục vụ trên chiến trường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại