Cho đến tháng 11/2019, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc là lãnh địa được phân chia giữa Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) và tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC). Việc phân chia này diễn ra từ tháng 7/1999, với mục đích tăng sự cạnh tranh giữa các công ty đóng tàu nhà nước.
Được phân chia dọc theo các khu vực địa lý, cả CSSC và CSIC đều tham gia đóng tàu thương mại và quân sự.
Khi phải đối mặt với tình trạng quá tải ngành đóng tàu trên toàn cầu, chính phủ Trung Quốc đã quyết định sáp nhập CSSC và CSIC thành Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc để giảm sự chồng chéo và tập trung năng lượng cạnh tranh ra bên ngoài.
CSIC đã đóng vai trò quan trọng trong hai thập kỷ qua, chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể của sức mạnh hải quân Trung Quốc.
Là lực lượng chính nghiên cứu và phát triển, thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và bảo trì thiết bị của PLAN, CSIC đã xử lý các chương trình liên quan đến tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm thông thường, tàu mặt nước và phát triển vũ khí hải quân.
Trước khi sáp nhập với CSSC, CSIC có 46 công ty con, 28 viện nghiên cứu, 140.000 nhân viên và 190 tỷ nhân dân tệ (27 tỷ USD) tài sản.
Tuy nhiên, khi chính phủ Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực vào hoạt động đóng tàu quân sự, nhiều cơ hội tham nhũng đã xuất hiện.
Từ năm 2015 đến 2019, các nhóm thanh tra của Ủy ban Giám sát Kỷ luật trung ương (CCDI) đã ba lần ghé thăm CSIC, mỗi lần lại phát hiện các vụ tham nhũng.
Năm 2015, thanh tra CCDI chỉ ra các vấn đề như thiếu sự giám sát của đảng và các tổ chức kiểm tra kỷ luật, vi phạm quy định giữa các viện nghiên cứu, hồ sơ tài chính không đầy đủ, hối lộ để được tài trợ nghiên cứu, chuyển dự án nghiên cứu cho các công ty tư nhân, bán tài nguyên công ty và công nghệ vì lợi ích cá nhân, sử dụng vị trí của một người để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của gia đình và bạn bè, vi phạm nội quy đảng và các quy định không đầy đủ về lựa chọn và bổ nhiệm nhân sự.
Có rất ít sự cải thiện khi các thanh tra CCDI trở lại vào năm 2017. Vào ngày 6 tháng 3 năm đó, một nhóm CCDI đã xuất hiện tại CSIC trong một chuyến thanh tra đột xuất kéo dài một tháng. Cuối cùng, nhóm thanh tra kết luận rằng đảng ủy CSIC đã không khắc phục tất cả các vấn đề kết luận thanh tra từ năm 2015; thiếu tập trung vào các trách nhiệm chính; không thực hiện đầy đủ các yêu cầu chính trị và chiến lược của trung ương.
Nhóm thanh tra CCDI cũng nói có sự thiếu tập trung dân chủ trong các hoạt động của công ty và một số lãnh đạo công ty đã không báo cáo trung thực hành vi cá nhân.
Các hoạt động xúc tiến và tuyển dụng không nghiêm ngặt và các báo cáo về chủ nghĩa thân hữu, con ông cháu cha. Một số lãnh đạo công ty thờ ơ với kỷ luật của Đảng và cố tình sử dụng vị trí công ty để thu lợi riêng.
Các đợt thanh tra đã dẫn đến các vụ bắt giữ. Người đầu tiên bị bắt là Lưu Trường Hồng, người phụ trách mảng chống tham nhũng của CSIC.
Bị sa thải, bị trục xuất khỏi đảng và bị bắt vào tháng 9/2017, Lưu bị buộc tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ để tìm kiếm lợi ích cho người khác trong hoạt động kinh doanh cũng như lựa chọn và bổ nhiệm nhân sự.
Năm 2018, CCDI ra đòn bổ sung, bắt giữ tổng giám đốc của CSIC là Tôn Ba vào tháng 6 và một loạt giám đốc, phó giám đốc các viện nghiên cứu thuộc CSIC các tháng sau đó.
Lưu Trường Hồng
Tôn Ba, cùng với chủ tịch CSIC Hồ Vấn Minh (vừa bị bắt), bị kết tội nhận hối lộ với tổng trị giá 8,64 triệu nhân dân tệ và lạm quyền, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Vào tháng 7/2019, Tôn bị kết án 12 năm tù. (Một báo cáo trước đó cáo buộc Tôn cung cấp thông tin bí mật về tàu sân bay Liêu Ninh cho tình báo nước ngoài và có thể phải đối mặt với án tử hình. Nhưng cáo buộc này đã không được đề cập trong phiên tòa xử Tôn).
Tôn Ba