Bi kịch ập đến với thủy thủ đoàn một tàu ngầm Đài Loan vào tuần trước, khi 3 sĩ quan hải quân bị sóng biển cuốn khỏi tàu ngầm gần thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc). Hiện tại, nguyên nhân vụ tai nạn đã được xác nhận là do sóng cao bất ngờ và cơ quan chức năng đã đưa ra bản thông tin chi tiết về vụ tai nạn.
Hải quân Đài Loan ngày 26/12 tiết lộ rằng, một con sóng bất ngờ rất có thể là nguyên nhân gây ra sự cố xảy ra ngày 21/12 khiến 3 thành viên thủy thủ tàu ngầm mất tích. Hải quân cũng cung cấp dòng thời gian về các sự kiện đã xảy ra, theo báo cáo của truyền thông Đài Loan.
Sự cố trên tàu ngầm Hải Hổ
Phó Đô đốc Wu Li-ping, Tham mưu trưởng Hải quân, đã cung cấp thêm thông tin trong một cuộc họp báo gần đây. Vụ việc xảy ra trên tàu ngầm Hải Hổ hay còn gọi là Sea Tiger, một trong hai tàu ngầm duy nhất của Hải quân Đài Loan. Tàu đang thực hiện nhiệm vụ huấn luyện ở vùng biển gần phía đông nam Đài Loan và dự kiến kết thúc vào ngày 29/12.
Thủy thủ đoàn tàu Hải Hổ phát hiện “âm thanh bất thường” phát ra từ phía sau tàu ngầm vào khoảng giữa trưa ngày 21/12, khi tàu đang lặn dưới nước. Cuối cùng, họ xác định rằng âm thanh phát ra từ phao cứu hộ. Vì những lý do mà Hải quân vẫn đang điều tra, lớp vỏ gỗ của khoang tàu ngầm bị tuột ra, khiến chiếc phao nổi bên ngoài tàu.
Thuyền trưởng tàu ngầm quyết định cho tàu nổi lên và cho thuyền viên lên boong tàu lấy phao. Bởi ông lo ngại rằng, sợi dây thép dài 300 mét nối với chiếc phao có thể gây hại cho cánh quạt của tàu ngầm.
Để giữ cho con tàu không bị sự cố, 4 thành viên thủy thủ đoàn mặc áo phao được đưa ra ngoài và họ được buộc chặt bằng dây an toàn nối với boong tàu. Tuy nhiên, một đợt sóng dữ dội đã cuốn ba người trong số họ xuống biển, chỉ một trong số họ sống sót vì dây nịt của anh ta vẫn hoạt động.
Sau đó, thuyền trưởng cử thêm 6 thuyền viên lên boong để giải cứu các thuyền viên mất tích trong nỗ lực trục vớt phao. Những thành viên thủy thủ đoàn này đã được chỉ định vào đội cứu hộ của tàu ngầm trong trường hợp khẩn cấp.
Sau vụ tai nạn, Wu thông báo rằng quân đội đã cử 80 máy bay và 76 tàu cùng 981 nhân viên đến nỗ lực tìm kiếm cứu nạn, nhưng tiểu đội trưởng Lin và hai thủy thủ khác là Yen và Chang vẫn mất tích. Theo Wu, các báo cáo sơ bộ cho thấy thời tiết ngày 21/12 là an toàn. Nguyên nhân của vụ tai nạn rất có thể là do nước biển dâng cao ngoài dự kiến.
Ông tuyên bố: “ Chúng tôi sẽ không bỏ rơi các đồng đội của mình ”, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội sẽ không từ bỏ hoạt động tìm kiếm và cứu hộ cho đến khi tìm thấy các thành viên thủy thủ đoàn mất tích. Trước đó, Hải quân thông báo sẽ tìm kiếm thêm ít nhất 72 giờ sau 72 giờ đầu tiên. Đây là sự cố thứ hai tương tự xảy ra trên tàu ngầm của Đài Loan trong vòng 14 năm qua.
Sự cố trên tàu ngầm Hải Long (SS-793)
Một tàu khác cùng lớp là tàu ngầm Hải Long cũng gặp tai nạn tương tự, khi thuyền trưởng của con tàu bị sóng biển cuốn trôi vào năm 2009 và phải mất hai ngày mới tìm thấy thi thể. Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Hải quân Tôn Dịch Thành cho biết vào thời điểm đó: “ Thi thể của anh ấy được tìm thấy còn nguyên vẹn và điều này giúp việc nhận dạng dễ dàng ”.
Người phát ngôn đảm bảo rằng Hải quân sẽ đánh giá lại các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) của mình để ngăn chặn những thảm kịch tương tự. Và nhấn mạnh vụ tai nạn đã dạy cho Hải quân một bài học đắt giá và họ sẽ tăng cường các quy trình an toàn.
Tất cả nhân viên hải quân đóng quân trên boong chiến hạm hoặc tháp quan sát trên cao của tàu ngầm sẽ phải luôn mặc áo phao và dây an toàn được gắn vào thân tàu. Thật đáng tiếc là áo phao đã không thể cứu sống nhân viên trong vụ tai nạn vừa rồi.
Hải quân Đài Loan không có đủ tàu ngầm
Hải Hổ là một trong hai tàu ngầm duy nhất thuộc lớp Kiếm Long thuộc hạm đội Đài Loan. Lớp tàu này được một nhà thầu Hà Lan chế tạo vào những năm 1980, những chiếc tàu ngầm này được mô phỏng theo lớp tàu Zwaardvis mà Hải quân Hoàng gia Hà Lan sử dụng. Tháng 9/1981, Đài Loan đã đặt mua hai chiếc tàu ngầm.
Công ty kinh doanh bến cảng Wilton Fijenoord b.v Schiedam đã hạ thủy cả hai tàu ngầm vào tháng 12/1982. Mặc dù vấn đề tài chính của xưởng đóng tàu đã gây ra sự chậm trễ trong quá trình chế tạo, tuy nhiên công việc trong các dự án vẫn được tiếp tục vào năm 1983.
Mục tiêu của các tàu ngầm lớp Kiếm Long là giúp Đài Loan có khả năng ngăn chặn các cuộc phong tỏa của hải quân Trung Quốc và duy trì các tuyến đường biển thông thoáng, bảo vệ hoạt động thương mại quan trọng của hòn đảo. Cả hai tàu ngầm này cũng có thể được triển khai để phong tỏa các cảng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng khó có khả năng đánh bại hạm đội tàu ngầm của Bắc Kinh.
Do mối đe dọa về một cuộc xung đột có thể xảy ra với Trung Quốc đại lục ngày càng lớn, Đài Loan bắt đầu chế tạo các tàu ngầm nội địa của mình. Bắc Kinh đã cắt đứt khả năng tiếp cận thị trường tàu ngầm toàn cầu của Đài Loan, vì vậy họ phải chế tạo tàu ngầm thay vì mua chúng từ các quốc gia sản xuất tàu ngầm lâu năm hơn.
Vào cuối năm 2021, Đài Loan đã tổ chức lễ khởi công đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên, chiếc thứ nhất trong hạm đội dự kiến gồm 8 chiếc.
Đài Loan hạ thủy tàu ngầm Hai Kun ngày 28/9
Vào tháng 9 vừa qua, nỗ lực của Đài Loan nhằm thay thế năng lực hải quân lỗi thời đã đạt được một cột mốc quan trọng, với việc hạ thủy chiếc tàu ngầm đầu tiên. Chiếc tàu ngầm tấn công diesel-điện có tên Hai Kun (Kỳ Lân Biển), đã được hạ thủy vào ngày 28/9 tại Nhà máy đóng tàu CSBC ở Cao Hùng. Các quan chức quốc phòng Đài Loan đang hy vọng rằng các tàu ngầm này sẽ gây khó khăn hơn cho Trung Quốc.
Đến năm 2025, Đài Loan sẽ có tổng cộng 3 tàu ngầm hoạt động. Mặc dù Trung Quốc không đánh giá cao việc phát triển tàu ngầm của quân đội Đài Loan, tuy nhiên hòn đảo này đang đặt cược lớn vào việc hiện đại hóa hải quân và kế hoạch xây dựng tàu ngầm.
Sự thật về căn biệt thự biển xa hoa ở Florida được cho là Tổng thống Ukraine đã mua với giá 20 triệu USD