Thảm kịch IL-20 Nga bị “giăng bẫy” tại Syria: Khốc liệt “trò chơi vương quyền“

Tiệp Nguyễn |

Ngay khi Israel tấn công Syria và xảy ra sự cố máy bay Nga bị lực lượng phòng Syria bắn nhầm thì Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đạt được đồng thuận về vấn đề Idlib trong cuộc họp thượng đỉnh tại Sochi.

Ankara và Moscow sẽ cùng tổ chức các chiến dịch gìn giữ hòa bình chung. Israel nên phối hợp với Nga tại Syria thay vì công khai thái độ thù địch của mình, Văn hóa Chiến lược cho biết.

Hệ thống phòng không S-200 của Syria đã vô ý bắn rơi một máy bay do thám của Nga trên vùng biển phía đông Địa Trung Hải vào này 17.9 khi đang chống lại cuộc không kích của Israel vào các mục tiêu thuộc vùng bờ biển Latakia. 15 thành viên trong phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc máy bay được đưa trở lại căn cứ không quân Khmeimim.

Il-20 là phiên bản quân sự của dòng máy bay Il-18 có động cơ dẫn tiến tuabin, mang theo các ăngten bên ngoài và các thiết bị đặc biệt để thực hiện những nhiệm vụ trinh sát. Máy bay Il-20 có mặt cắt tiết diện radar lớn hơn nhiều so với máy bay F-16 của Israel đã tác chiến vào ngày hôm đó. Câu hỏi ngỏ là tại sao hệ thống nhận dạng bạn thù IFF không hoạt động.

Theo bản tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga được đưa ra sau đó thì Nga chỉ trích Israel vì những máy bay chiến đấu của Tel Aviv đã thực hiện cuộc tấn công vào những mục tiêu tại Syria đồng thời sử dụng Il-20 như một lá chắn, đưa chiếc máy bay này vào hỏa lực của phòng không Syria.

Israel có sử dụng kênh truyền thông để cảnh báo nhưng thực hiện quá muộn để máy bay Nga thay đổi hành trình. Cảnh báo chỉ được đưa ra một phút trước vụ không kích. Rõ ràng, Israel phải chịu trách nhiệm cho vụ việc này.

Thảm kịch IL-20 Nga bị “giăng bẫy” tại Syria: Khốc liệt “trò chơi vương quyền“ - Ảnh 1.

Hệ thống phòng không S-200 tại Syria.

Đại sứ Israel tại Nga là ông Gary Koren đã bị triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga tại Moscow để thảo luận về vấn đề. Nga và Israel có mối quan hệ bạn bè lớn đang được duy trì trong những năm gần đây và có những đồng thuận chung về những trình tự để ngăn chặn những sự cố xảy ra tại Syria.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thăm Moscow nhiều lần gần đây để bàn thảo về những nỗ lực hợp tác tại Syria. Ông cũng là một trong những khách tham dự cuộc diễu binh tại quảng trường Đỏ ngày 9.5 để kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức trong Thế chiến II.

Tổng thống Nga Putin đặc biệt quan ngại về tình huống này nhưng ông tin rằng sự cố xảy ra là "kết quả của một chuỗi những sai lầm bi kịch".

Thực tế, sự cố xảy ra do sai lầm của quân đội Syria khi vận hành hệ thống phòng không đã bị rối loạn bởi những chiến thuật của Israel. Nó cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Syria với những tính toán sai lầm như trúng phải hỏa lực của đồng minh.

Đây là lần thứ 3 lực lượng Israel tấn công những mục tiêu tại Syria trong tháng này. Bất cứ chiến dịch nào cũng có thể khơi mào một cuộc đụng độ. Trong diễn tiến của cuộc xung đột, Israel đã rất nhiều lần không kích các mục tiêu tại Syria. Những hành động này là phi pháp theo luật quốc tế. Và mỗi lần Israel đều chấp nhận những rủi ro nghiêm trọng.

Nga chắc chắn sẽ đáp trả với rất nhiều lựa chọn bao gồm cả việc cung cấp hệ thống S-300 cho Syria. Những hệ thống này có thể được điều khiển bởi người Nga.

Tất cả phụ thuộc vào cách mà Israel phản ứng. Những lời chia buồn không là chưa đủ. Sau cùng thì Israel là nước duy nhất hành động vi phạm luật quốc tế một cách rõ ràng vào ngày 17.9.

Không thể nghĩ đây là một sự cố ý nhưng những biện pháp khẩn cấp cần được thực thi để nâng cao khả năng giảm xung đột và ngăn chặn những thảm kịch như vậy trong tương lai. Không chắc từ nay Israel có thể còn tiếp tục tự do hành động trong không phận Syria như trước khi sự cố xảy ra.

Trong khi nhấn mạnh quyền sử dụng quân đội tại Syria, Israel chưa bao giờ thực sự cố gắng sử dụng biện pháp ngoại giao. Nó mang tính khá tượng trưng trong cùng ngày (17.9) - đêm trước lễ sám hối của người Do Thái - cuộc hợp thượng đỉnh giữa ông Putin và ông Erdogan tại Sochi đạt được thành công lớn.

Các bên đạt được thỏa hiệp về tình thế tại Idlib. Sẽ không có đổ máu hay dòng người tị nạn đổ vào châu Âu. Quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tuân theo vùng phi quân sự mới sâu thêm 15-20km đã quét sạch các nhóm nổi dậy. Tới 10.10, các tay súng sẽ đưa vũ khí ra khỏi khu vực. Quân cảnh Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tuần tra phối hợp trong vùng kể từ ngày 15.10.

Các lãnh đạo đã đạt được bước đột phá thật sự về mặt ngoại giao, được chính phủ Syria hoan nghênh như một bước phát triển tích cực. Cần phải cảm ơn quân đội Nga khi đã tới cao nguyên Golan vào tháng 8, giúp cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại nơi này lại được tiếp tục.

Bằng cách hợp tác hơn nữa với Nga tại Syria, Israel có thể giành được nhiều thành quả hơn là công khai thái độ thù địch với chính phủ Syria và dùng quân đội để chống lại họ.

Một số người có mong ước đen tối khi hy vọng trước hội nghị thượng đỉnh rằng Nga - Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bất đồng trong vấn đề Idlib và những lợi ích của hai nước sẽ bị chia cắt. Điều này sẽ không xảy ra. Mỗi bên đều đang thúc đẩy sự hợp tác. Hiện tại, hai nước đều đang có những hoạt động chung nhằm gìn giữ hòa bình. Rất khó để đánh giá thấp tầm quan trọng của bước tiến này.

Hai nhân vật chính - Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO cùng nhau cứu giúp những mạng sống con người. Điều này ngược lại với Israel, một đối tác của NATO, tấn công bừa bãi vào lãnh thổ Syria mà không để ý nhiều đến thương vong của người dân - Điều này được thúc đẩy bởi Mỹ-Pháp-Anh khi đưa ra những ủng hộ trung thành đằng sau nó.

Sự khác biệt trong cách giải quyết vấn đề rất rõ ràng với tất cả mọi người. Đây là thời điểm để Israel nhận ra rằng những nổ lực ngoại giao của Nga tại Syria đang củng cố chứ không phải giảm bớt về mặt an ninh.

Với những hoạt động gìn giữ hòa bình của Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đang được thực hiện, thì logic tiếp theo là đưa Liên Hợp Quốc vào hòa giải hòa bình tại Syria - cùng một nỗ lực quốc tế để cung cấp tài chính tái thiết đất nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại