"Thảm họa thiếu đạn" tái lập
Một nhóm nhỏ các quan chức quân sự cấp cao và các sĩ quan phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng đã tức tốc được cử lên đường sang Nga và Israel để mua đạn và các trang bị thiết yếu", một quan chức Bộ quốc phòng nước này cho hay.
Theo các điều khoản của "Quy trình mua sắm nhanh - FTP", Chính phủ Ấn Độ mua vũ khí và trang bị từ các nhà cung cấp có sẵn, bỏ qua công đoạn bắn đạn thật kiểm nghiệm và bằng việc phát hành cái gọi là văn bản "chấp nhận sự cần thiết" một cách nhanh chóng. Văn bản này là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các khoản mua sắm quốc phòng thường xuyên.
Ngân khoản cho đợt mua sắm mới lần này lên tới 1 tỷ USD và sẽ thực hiện theo Quy trình FTP và bao gồm nhiều loại đạn, một số súng trường tiến công, thiết bị ảnh - nhiệt, súng tự động hàng nhẹ và các thùng phóng rocket cũng như tên lửa chống tăng (ATGM) để lắp lên trực thăng vũ trang, quan chức này nói.
Tháng trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã hoàn tất thẩm định một cách nhanh chóng yêu cầu ngắn hạn và chỉ rõ, đạn dành cho các xe tăng T-90 và T-72 do Nga sản xuất chỉ có cơ số đạn dự trữ đủ cho 2 tới 3 ngày chiến đấu.
Xe tăng T-90 của Ấn Độ diễn tập.
Đặc biệt là các loại đạn xuyên giáp có guốc giảm cỡ nòng ổn định cánh đuôi (APFSDS) và đạn chống tăng cũng như đạn dùng trên các máy bay tiêm kích Su-30MKI và trực thăng vũ trang Mi-35.
Sau các vụ tấn công khủng bố vào các căn cứ quân sự của Ấn Độ ở Uri phía bắc bang Jammu và Kashmir hồi tháng 9/2016 đã khiến mối quan hệ giữa Ấn Độ và nước láng giềng Pakistan trở nên xấu đi nghiêm trọng khi New Delhi cáo buộc Pakistan hậu thuận cho các lực lượng khủng bố.
Cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đánh giá tình trạng sẵn sàng chiến đấu của nước này trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Manohar Parrikar, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Rajnath Singh và các quan chưc quốc phòng hàng đầu, ngay sau các cuộc tấn công vào doanh trại quân đội nước này của các tay súng được cho là tới từ Pakistan.
Lập tức, Quân đội Ấn Độ phải có các báo cáo liên quan tới tình trạng sẵn sàng để chuẩn bị cho các cuộc xung đột nếu có xảy ra.
Nguyên nhân do đâu?
Năm ngoái, Cơ quan Tổng Kiểm toán Ấn Độ (CAG) đã chỉ rõ trong một báo cáo nghiêm túc rằng, yêu cầu dự dữ đạn dược phải đạt 40 ngày, nhưng chỉ có 10% loại đạn đáp ứng được, 90% còn lại ở trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng.
Đại tá Quân đội Ấn Độ nghỉ hưu - nhà phân tích quốc phòng Ashwani Sharma đã chỉ ra các nguôn nhân khiến lộ trình mua sắm bị đình trệ: "Mặc dù chính phủ đã nỗ lực rất lớn, tuy nhiên các thủ tục hiện nay vẫn còn quá rườm rà. Quy trình Mua sắm quốc phòng (DPP) đã được sửa đổi, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu và cần tiếp tục được điều chỉnh".
Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Một quan chức Ấn Độ cho biết, "những sự chậm trễ phát sinh là do sự sẵn sàng của các nhà thầu cung cấp chủ chốt nước ngoài và do các thủ tục hành chính".
Hiện nay, Liên hợp các nhà máy sản xuất đạn dược quốc doanh Ấn Độ là nguồn cung cấp đạn dược chính cho Quân đội Ấn Độ, nhưng cơ quan này liên tục không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian và số lượng theo yêu cầu.
Các công ty quốc phòng tư nhân hiện đã được cấp phép để sản xuất một số loại đạn nhất định để nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của quân đội.
Bhupinder Yadav, một tướng Quân đội Ấn Độ về hưu kiêm nhà phân tích quân sự đã nói "7 loại đạn đã được xác định xe đặt mua từ các nhà cung cấp tư nhân trong nước, là một phần của cuộc vận động 'Sản xuất tại Ấn Độ'.
Trong đó, bao gồm các loại đạn đặc chủng cho xe tăng và pháo binh, liều phóng và ngòi điện tử cho các tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad, tuy nhiên, hiện nay chưa có bất cứ loại nào kể trên đã bắt đầu được sản xuất ở Ấn Độ.
Vì thế, rõ ràng là đã có những lời dối trá về cái gọi là cơ hội kết hợp giữa các công ty tư nhân và công ty nước ngoài.