Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa

J.D |

Có ít nhất 570.000 cá thể đã bỏ xác trong những chai nhựa dạt vào bờ biển của 2 hòn đảo tại Úc. Câu hỏi là hiện tượng này liệu có tồn tại ở nhiều nơi khác?

Cơn khủng hoảng rác nhựa đã và đang khiến cho hệ sinh thái trên thế giới chịu quá nhiều ảnh hưởng. Mỗi năm, hàng triệu tấn rác lọt ra các đại dương, tiến vào chuỗi thức ăn và khiến các sinh vật gặp nhiều hệ quả đầy tiêu cực.

Và theo như nghiên cứu mới đây tại Úc, đã có một thảm họa sinh thái xảy ra tại đảo Cocos (Keeling) ngoài khơi quốc gia này. 

Trong vòng 2 năm, các chuyên gia từ ĐH Tasmania đã xác nhận rằng hòn đảo này giống như đang ngập trong rác nhựa, với ít nhất 414 triệu mảnh rác được tìm thấy.

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 1.

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 2.

Tuy nhiên, mọi chuyện không chỉ có vậy. Khi quan sát kỹ hơn, họ nhận ra rất nhiều chai, thùng và hộp đựng bằng nhựa không hề rỗng, mà bên trong đang có một loài sinh vật đang kẹt lại với số lượng cực kỳ nhiều. 

Đó là loài cua ẩn sĩ - hay còn gọi là ốc mượn hồn.

Phát hiện này được xem là hệ quả đáng buồn mới nhất từ rác nhựa của con người đến thế giới sinh vật. Rùa biển bị kẹt ống hút nhựa trong mũi, cá voi nuốt hàng chục kilogram túi nhựa trong dạ dày.

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 3.

Cua ẩn sĩ thường mượn vỏ ốc

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 4.

Nay mượn nhựa làm nhà.

Và giờ, cua ẩn sĩ chui vào trong các chai nhựa, và không thể ra được nữa. Hơn nửa triệu con bị kẹt lại, hầu hết chỉ còn là cái xác không hồn.

"Câu hỏi là liệu đảo Cocos có phải trường hợp đặc biệt, hay chuyện này đang xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới," - Jennifer Lavers, chuyên gia đứng đầu nghiên cứu chia sẻ.

"Chuyện xảy ra ở hòn đảo này cho thấy: khi rất nhiều hòn đảo đang tồn tại cả loài cua ẩn sĩ lẫn rác nhựa, thì thảm họa có thể xảy ra."

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 5.

Và trở thành những cái xác không hồn.

Việc rác nhựa tồn tại trên các bờ biển đảo Henderson và Cocos đã được ghi nhận từ lâu. Tuy nhiên theo Lavers, đây là lần đầu tiên khoa học tập trung vào ảnh hưởng của nó đến riêng loài ốc mượn hồn.

Ước tính, có 570.000 cá thể ốc đã chết tại đảo Cocos, và 61.000 con tại đảo Henderson. Hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 10.000km.

Theo Alex Bond - chuyên gia từ Bảo tàng tự nhiên London, trợ lý nghiên cứu thì cua ẩn sĩ - ốc mượn hồn vốn không có vỏ. Chúng dành phần lớn thời gian trong đời để tìm các vỏ rỗng, vì phải thay thế liên tục khi cơ thể lớn lên.

Vấn đề là khi chết đi, chúng sẽ phát ra một tín hiệu hóa học để giúp những con cua khác biết rằng đang có vỏ rỗng đợi chúng. 

Và nếu một con cua mượn trúng chai nhựa làm nhà và chết trong đó, nó sẽ hút thêm ốc khác mò đến. Cua mới chết đi, tín hiệu lại phát ra. 

Dần dần, tín hiệu trở nên cực mạnh, càng có nhiều ốc mò đến và tạo nên một cái chai ngập xác cua.

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 6.

"Nó không hẳn là hiệu ứng domino, mà giống hiệu ứng lăn cầu tuyết hơn," - Bond nhận xét. "Từng con một đến đó, nghĩ rằng đã tìm được mái nhà tiếp theo mà không ngờ rằng lại là mồ chôn xác cho mình."

Hiện tại, chưa rõ mất mát này ảnh hưởng thế nào đến số lượng cua trên đảo, vì các chuyên gia chưa biết rõ có bao nhiêu cua tại đây. Vậy nên, bước tiếp theo Lavers và các công sự nhắm tới chính là xác định vấn đề này.

Thảm họa sinh thái: Nửa triệu sinh vật đã phải bỏ xác tại hòn đảo đang ngập trong hàng trăm triệu mảnh rác nhựa - Ảnh 7.

Một số nghiên cứu trước kia đã chỉ ra rằng số lượng cua ẩn sĩ tại đảo Cocos đang giảm đi. Khi cua chết, chúng sẽ trở thành dưỡng chất cho cây cối, là thức ăn cho các loài sinh vật khác. 

Nhưng bi kịch là nếu chết trong chai nhựa, xác cua sẽ vĩnh viễn bị đẩy ra khỏi hệ sinh thái, không thể trở thành một phần của vòng tuần hoàn nữa.

"Đây là điểm mấu chốt để chúng tôi quyết định điều tra sâu hơn. Chỉ biết rằng hiện tại, con số đang là rất lớn."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại