Theo trang chủ của AFC, hiện tại có 3 nhóm ứng viên đến từ Đông Nam Á đã sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh. Nhóm đầu tiên là 3 liên đoàn Bahrain, Saudi Arabia, UAE. UAE có uy tín vì từng tổ chức thành công Asian Cup 2019. Bahrain và Saudi Arabia cũng được biết đến với tiềm lực kinh tế rất tốt.
Nhóm thứ hai là liên minh Thái Lan-Myanmar. Myanmar từng đăng cai giải U19 châu Á 2014 và giành vé tham dự U20 World Cup 2015. Trong khi đó Thái Lan rất nhiều kinh nghiệm tổ chức các sự kiện lớn như Asiad hay Asian Cup. Sắp tới họ còn là chủ nhà của VCK U23 châu Á.
U20 Việt Nam từng có một lần tham dự U20 World Cup
Nhóm thứ ba chỉ có duy nhất Indonesia. Lợi thế lớn của Indonesia là vừa đăng cai liên tiếp nhiều sự kiện như Asiad, VCK U19 châu Á... nên có kinh nghiệm và cơ sở vật chất.
Kết quả cuộc chạy đua sẽ được công bố vào cuối năm 2019. Ngoài cạnh tranh với nhau, các nhóm ứng viên của châu Á còn phải "đọ sức" với những nhóm ứng viên từ nhiều châu lục khác.
Nếu thành công, châu Á sẽ có lần thứ 8 trở thành chủ nhà của U20 World Cup. Tại giải đấu gần nhất được tổ chức tại châu Á (Hàn Quốc 2017), U20 Việt Nam góp mặt và dừng bước sau vòng bảng, chức vô địch thuộc về U20 Anh.