1. Người mẹ có ham muốn kiểm soát quá lớn
Nếu cha mẹ quá bao bọc con cái, không cho con không gian để trưởng thành thì sớm muộn gì đứa trẻ cũng sẽ bị cuộc đời làm cho toàn thân xây xước.
Hiệu trưởng người Hàn Quốc nổi tiếng, được hàng nghìn bậc cha mẹ ca ngợi - bà Lee Ryu Nam, từng là một bà mẹ có thói quen kiểm soát quá cao và thậm chí bị chính hai đứa bé của mình coi như kẻ thù.
Thời gian đầu, bà đã lập một gia huấn buộc các con tuân theo, đó là "Cha mẹ nói gì, con nghe nấy".
Bà ấy luôn lấy khẩu hiệu vì sự phát triển của con trẻ, tự lập ra cả một lộ trình phát triển mà không hề quan tâm đến ý kiến riêng của chúng.
Từ những việc nhỏ như đứa trẻ được xem TV bao lâu một ngày, đến những việc lớn như đứa trẻ về sau sẽ phải học chuyên ngành gì, bà đều "quan tâm" sát sao mọi mặt.
Để con trai có thể thành công trúng tuyển vào hội sinh viên, bà còn nỗ lực hơn hẳn đứa bé, trời vừa tờ mờ sáng đã gọi chồng dậy để cùng nhau sửa lại bài phát biểu cho con, hết lần này tới lần khác.
Khi biết tin con trai chọn gia nhập câu lạc bộ nhảy, bà vô cùng tức giận, không ngần ngại lừa giáo viên chủ nhiệm lớp để chuyển con mình sang câu lạc bộ đọc sách.
Con trai bà muốn nuôi dưỡng sở thích chơi trống, nhưng bà nhất quyết phản đối.
Mỗi khi về nhà, việc đầu tiên bà làm là kiểm tra độ ấm của TV để ước tính thời gian xem TV của hai con.
Dưới sự kiểm soát đầy nghiêm ngặt như thế, hai đứa trẻ ấy đã hoàn toàn mất đi cá tính riêng của mình.
Điều mà bà không bao giờ ngờ tới là sự sắp đặt của bà không những không khiến con cái thành tài, ngược lại khiến chúng tràn đầy tổn thương.
Hai đứa con song sinh oán hận bà, lần lượt bỏ học ở những trường danh tiếng, đứa con trai nổi loạn, ngày nào cũng cắm mặt ở nhà chơi game, đứa con gái út thì suy sụp, cả ngày lấy nước mắt rửa mặt.
Một nghiên cứu trong cuốn "Tạp chí Tâm lý học Tích cực" đã chỉ ra rằng:
Mong muốn kiểm soát của cha mẹ quá mạnh không chỉ gây tác động tiêu cực đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, mà còn gây ảnh hưởng xấu lên những người bên cạnh, từ đó làm rạn nứt dần các mối quan hệ.
Có thể thấy, ham muốn kiểm soát của người mẹ mạnh mẽ bao nhiêu thì đứa trẻ cũng sẽ phải chịu đau khổ bấy nhiêu.
Sự kiểm soát của cha mẹ càng như một "cực hình" với trẻ.
Mỗi thân xác chỉ có thể chứa một linh hồn, vậy nên một khi người mẹ cưỡng ép can thiệp, đến cuối cùng sẽ chỉ khiến đứa trẻ hụt hẫng và đau đớn.
Người mẹ nên là ngọn hải đăng chỉ đường, chứ không phải một chiếc nạng khiến đứa bé chịu tổn thương mới có thể sử dụng.
Tình yêu thương thực sự của người mẹ với con trẻ là sự chu đáo chứ không phải kiểm soát. Nên biết đâu là giới hạn và rút tay kịp thời, để đứa trẻ tự sống cuộc đời của chính mình.
Bởi một tính cách độc lập và lành mạnh là niềm tin lớn nhất để một đứa trẻ có thể sống một cuộc đời tốt đẹp!
2. Người mẹ gắt gỏng
Ảnh hưởng của mẹ đối với trẻ là rất lớn, đặc biệt, ảnh hưởng về mặt tình cảm cảm xúc sẽ đi cùng con trẻ suốt cuộc đời.
Tính cách của mẹ sẽ trực tiếp quyết định con cái của mình có được hạnh phúc hay không.
Mẹ của Mary là một người rất hay cáu gắt, bà thường mắng nhiếc Mary chỉ vì những chuyện vặt vãnh.
Một lần, Mary vô tình bị bỏng khi bê ấm nướng sôi.
Bà mẹ thấy vết bỏng nổi lên một bọng nước to, cho rằng con cố tình làm xấu mặt mình nên đã đánh mắng nó cả đêm.
Lúc Mary khen bộ váy đẹp của dì, khi về nhà cô bị mẹ mắng là ăn cháo đá bát, chỉ biết lấy lòng người ngoài.
Còn rất nhiều chuyện tương tự xảy ra.
Và người mẹ ấy đã trở thành cơn ác mộng bám riết cả cuộc đời cô.
Mary lớn lên và học theo tính xấu của mẹ.
Khi cãi nhau với bạn trai, cô sẽ chửi bới, đánh đập, thậm chí công kích cả bố mẹ bạn trai bằng những lời lẽ không hay.
Không chỉ vậy, cô còn rất tự ti, luôn cố nịnh nọt người khác hết sức và cho rằng làm như vậy sẽ được người ta yêu quý.
Cô cũng không bao giờ từ chối yêu cầu của người khác, và luôn là người xin lỗi trước, ngay cả khi đó không phải là lỗi của mình.
Những di chứng do tính cách cáu gắt của mẹ để lại khiến cô rất đau khổ.
Sự cáu kỉnh của cô ấy đã khiến bạn trai không thể chịu đựng được mà chia tay; sự xu nịnh của cô cũng chẳng thể đem lại bất cứ tình cảm chân thành nào từ mọi người.
Sống cùng với người mẹ gắt gỏng, lâu dần sẽ khiến đứa trẻ mất dần nhận biết với thế giới chân thực xung quanh.
Mỗi một lời mắng chửi "tàn nhẫn" mà người mẹ nói với con cái sẽ trở thành những vết sẹo khó phai mờ trong tâm trí của trẻ.
Đáng sợ hơn, điều ấy không chỉ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ mà là cả cuộc đời phía sau của chúng.
Có một người mẹ gắt gỏng, đứa trẻ sớm muộn cũng trở nên giống mẹ hoặc sẽ trở nên bất an, tự ti, sợ sệt mọi thứ xung quanh.
Trong cuộc đời của một đứa trẻ, ảnh hưởng của người mẹ đối với chúng là không thể xóa nhòa.
Cách giáo dục tốt nhất là kiềm chế tính nóng nảy của mình.
Bởi chỉ khi người mẹ học cách kiềm chế tính nóng nảy và nuôi dưỡng con bằng sự ôn hòa bao dung thì đứa trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh, hoạt bát và tràn đầy sức sống.
3. Người mẹ hay phàn nàn
Khi mẹ bạn sống cả đời trong buồn đau và bất hạnh, bạn có dám hạnh phúc không?
Câu trả lời sẽ là "Rất khó".
Đúng vậy, có một người mẹ thích phàn nàn thì người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là con cái của họ.
Trên mạng có một người đặt ra câu hỏi là: "Trải nghiệm khi có một người mẹ hay phàn nàn là gì?"
Một cư dân mạng đã chân thành chia sẻ câu chuyện của mình.
Từ khi nhận thức được, mẹ trong tâm trí tôi luôn cáu giận, hầu như ngày nào bà cũng tức giận và phàn nàn.
Dù chỉ là một việc nhỏ như nấu một bữa cơm mẹ cũng có thể phàn nàn rất lâu.
Những lời phàn nàn ấy đã gây ra cho tôi rất nhiều rắc rối, và đáng buồn hơn là nó cũng dần dần thay đổi tính cách của tôi.
Sau khi kết hôn, tôi cũng trở thành một người như mẹ mình, trở nên cáu kỉnh và than phiền suốt ngày.
Về sau chồng tôi không thể chịu đựng được tính cách ấy nữa và đã đệ đơn ly hôn.
Cảnh người mẹ thời thơ ấu luôn kêu ca than phiền cứ lởn vởn trong tâm trí, khiến tôi trở nên u uất và tiêu cực.
Hậu quả mà những lời phàn nàn ấy để lại cho tôi vẫn còn rất nhiều, rất nhiều.
Bản thân dần trở nên yếu đuối, nhút nhát, thậm chí đến mức sợ tiếp xúc với đám đông.
Thật đau đớn nhưng tôi vẫn phải thừa nhận: một người mẹ chỉ biết than thở là cơn ác mộng với cuộc đời một đứa trẻ như tôi.
Chính lời than thở của người mẹ đã từng chút từng chút một hủy hoại hạnh phúc của cô ấy, tự tay đưa con gái của mình đến một tương lai u ám đầy bất hạnh.
Trong nhiều trường hợp, một lời than phiền nhất thời của mẹ có thể mang đến nỗi đau cả đời cho đứa trẻ.
Vì cảm xúc có thể lây lan.
Khi người mẹ không ngừng phàn nàn với đứa trẻ, những cảm xúc tiêu cực ấy sẽ truyền sang đứa trẻ và đứa trẻ sẽ khó có thể lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc.
Những đứa trẻ hạnh phúc ngoài kia không phải vì chúng có được nhiều thứ hơn, mà vì mẹ chúng ít phàn nàn hơn!
Mỗi lời nói của người mẹ, hình thành nên thế giới của đứa trẻ.
Nếu người mẹ không phàn nàn, thế giới của đứa trẻ có thể tươi sáng cả đời!