Năm nay, “phố ông đồ” được chuyển từ vỉa hè ven tường Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, người dân vẫn giữ thói quen ghé vào con đường ven Văn Miếu để xin chữ nên điều này đã tạo cảnh đối lập đến xót xa.
Những ông đồ không được cấp phép, phải hoạt động "chui" trên vỉa hè Văn Miếu, mặc dù không gian nhỏ hẹp nhưng vẫn tấp nập người vào xin và xem chữ.
Ngược lại, khu Hồ Văn mới được cơ quan chức năng cấp phép cho hơn 100 ông đồ thì lại vắng bóng người qua lại. Không chỉ vắng người xin chữ, mà vắng cả những ông đồ cho chữ. Hơn 100 gian hàng chỉ có khoảng 20 ông đồ bày nghiên mực. Người xin chữ vắng vẻ, các ông cứ bày nghiên ra rồi lại cất vào, lắc đầu ngán ngẩm.
Hơn nữa, khu Hồ Văn còn là nơi trông giữ xe phục vụ du khách tham quan Văn Miếu và khu phố ông đồ nên nhiều người cho rằng thiếu mĩ quan.
Từ khi được di dời vào khu vực Hồ Văn, khung cảnh khá vắng cho tới chiều 30 Tết.
Ông đồ được cấp phép nhưng chỉ ngồi 1 mình hiu quạnh.
Nhiều gian hàng trống, các gian hàng còn lại đều chịu cảnh đìu hiu
Các du khách nước ngoài vào khu phố ông đồ được cấp phép để tham quan
11h trưa mùng 1 Tết nhưng những gian còn trống
Những gian trống vắng thầy đồ bên trong Hồ Văn không hiếm
Ông đồ ngồi cho chữ dưới cái nắng khá gắt của ngày mùng 1 Tết
Cháu bé chăm chú nghe giải thích về ý nghĩa của chữ ông đồ cho
Mặc dù ngay từ sáng mùng 1 Tết trời đã nắng nhưng rất đông người đến Văn Miếu
Hồ Văn vừa là nơi các thầy đồ được cấp phép hoạt động vừa là nơi trông giữ xe cho du khách đã tạo hình ảnh không đẹp
Những lều rời rạc, ô tô, xe máy xung quanh và nắng chiếu khá gắt đã khiến nhiều người chỉ vào một lúc rồi nhanh chóng đi ra.
Cảnh tấp nập bên ngoài đối lập với sự hiu quạnh bên trong Hồ Văn
Ông đồ ngồi bên ngoài vỉa hè vẫn là thói quen tìm đến của nhiều người dân