Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào?

KHÁNH AN/VTC News |

Lễ hóa vàng còn gọi là lễ tạ đầu năm mới nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên và tiễn các vị sau mấy ngày Tết, vậy Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào?

Theo tư liệu được tham khảo từ sách "Văn khấn nôm" của Thượng toạ Thích Viên Thành do Nhà xuất bản Thanh Hoá phát hành và "Văn khấn cổ truyền của người Việt" - Nhà xuất bản Hồng Đức, hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ, theo dân gian đây là một dạng dâng cúng vật chất cho thần linh. Bởi không thể dùng tiền thật để đốt, nên con người phải nhờ đến tiền vàng mã với những hình tròn, hình vuông giống hình tiền.

Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào, giờ nào?

Nghi lễ hóa vàng không cố định vào ngày nào cụ thể. Các gia đình thường hóa vàng từ mùng 3 Tết trở ra, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp mệnh với chủ nhà. Thậm chí do con cháu phải đi sớm, có những gia đình cúng tiễn từ mùng 2.

Ngày hóa vàng đẹp mỗi năm lại có sự thay đổi, không vào một ngày cố định, thường rơi vào từ mùng 3 đến mùng 10 Âm lịch, tùy từng gia đình. Vậy Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào, giờ nào? Bạn có thể chọn các thời điểm sau:

Ngày mùng 3 Tết: Giờ Hoàng Đạo gồm Tý (23 - 1), Sửu (1 - 3), Mão (5 - 7), Ngọ (11 - 13), Thân (15 - 17), Dậu (17 - 19).

Ngày mùng 4 Tết: Giờ Hoàng Đạo gồm Dần (3 - 5), Mão (5 - 7), Tỵ (9 - 11), Thân (15 - 17), Tuất (19 - 21), Hợi (21 - 23).

Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào?- Ảnh 1.

Tết Giáp Thìn 2024 nên cúng hóa vàng vào ngày nào? (Ảnh: Nguyễn Đức)

Ngày mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Giờ Hoàng Đạo gồm Tý (23 - 1), Sửu (1 - 3), Thìn (7 - 9), Tỵ (9 - 11), Mùi (13 - 15), Tuất (19 - 21).

Ngày mùng 6/1 Tết: Giờ Hoàng Đạo gồm Tý (23-1), Dần (3 - 5), Mão (5 - 7), Ngọ (11 - 13), Mùi (13 - 15), Dậu (17 - 19).

Ngày mùng 7 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Giờ Hoàng Đạo gồm Dần (3 - 5), Thìn (7 - 9), Tỵ (9 - 11), Thân (15 - 17), Dậu (17 - 19), Hợi (21 - 23).

Ngày mùng 8 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024: Giờ Hoàng Đạo gồm Sửu (1 - 3), Thìn (7 - 9), Ngọ (11 - 13), Mùi (13 - 15), Tuất (19 - 21), Hợi (21 - 23).

Cách làm lễ hóa vàng

Lễ vật cần chuẩn bị gồm: Mâm ngũ quả, tiền âm phủ, vàng mã mỗi loại một ít, hoa tươi, hương, trầu cau, bánh kẹo, rượu. Có nơi cúng 2 cây mía để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc sử dụng gánh các đồ cúng.

Mâm cỗ cúng hóa vàng hết Tết được chuẩn bị theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù làm mâm cỗ mặn hoặc chay cũng nên có đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Sau khi dâng mâm cúng, gia chủ tiến hành thắp hương và đọc bài văn khấn hóa vàng.

Đợi hương cháy hết hoặc qua một tuần hương thì gia chủ chắp tay vái ba vái, xin phép thần linh và tổ tiên đem vàng mã đi hóa.

Khi hạ lễ thì phải hạ lễ từ bậc thần trước, sau đó mới đến tổ tiên.

Nghi thức hóa vàng phải được tiến hành ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, có đồ hóa riêng.

Hóa vàng mã của  gia thần trước rồi mới đến phần vàng mã của tổ tiên, cuối cùng là phần vàng mã dành cho người mới mất trong năm.

Khi tiền vàng, sớ trạng đã cháy hết thì gia chủ vẩy vào thêm chút rượu vào. Theo quan niệm xưa, phải làm như vậy thì các cụ mới nhận và tiêu được số tiền đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại