Dark Eagle là tên lửa đạn đạo siêu thanh hai giai đoạn, bao gồm tầng đẩy và đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm (C-HGB). Theo Lầu Năm Góc, phần chiến đấu có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 5. Nguyên mẫu đầu tiên của vũ khí đã được bàn giao cho Quân đội Mỹ vào năm 2021.
"Quân đội Mỹ có kế hoạch đạt được khả năng sẵn sàng chiến đấu đầy đủ của hệ thống Dark Eagle trong vòng một đến hai năm", Lầu Năm Góc lưu ý, mặc dù cần nhấn mạnh rằng mốc thời gian này đã bị điều chỉnh khá nhiều lần.
Dự kiến tổ hợp Dark Eagle đầu tiên sẽ được triển khai ở Đức trong khu vực bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa, điều này cho thấy mong muốn của Bộ chỉ huy Mỹ là bảo đảm an toàn cho vũ khí mới càng nhiều càng tốt trước nguy cơ xảy ra cuộc tấn công đường không của Nga.
"Dark Eagle có khả năng thách thức các hệ thống phòng không S-300V4, S-400 và S-500 tiên tiến của Nga, bởi vì những tổ hợp đánh chặn nói trên chưa thể đối phó với đầu đạn siêu thanh nhanh và cơ động cao", ấn phẩm Army Recognition nói rõ.
Như tờ báo Mỹ đã chỉ ra, ở độ cao lớn, đặc biệt là trên 80 km, hệ thống duy nhất có khả năng đánh chặn đầu đạn C-HGB là hệ thống chống tên lửa 53T6M thuộc tổ hợp phòng thủ không A-235 Nudol của Nga.
Tuy vậy để đánh chặn C-HGB này, Nga cũng sẽ phải lắp đầu đạn hạt nhân cho tên lửa mới đảm bảo được xác suất thành công, bởi khác với Kinzhal hay Oreshnik, mặc dù tốc độ thấp hơn nhiều như Dark Eagle lại có khả năng cơ động như tên lửa hành trình, thay vì thực hiện cú bổ nhào đơn giản.
Hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-19 tiên tiến nhất của Trung Quốc.
Theo Army Recognition