Sau khi Không quân Israel tấn công 2 lần liên tiếp chỉ trong vòng 24h vào sân bay quốc Damacus, nhiều bình luận gia trên báo chí cũng như trên các trang blog cá nhân xuất hiện một câu hỏi, nhưng rất quan trọng.
Các tổ hợp tên lửa S-300 đã ở đâu trong lúc "nước sôi lửa bỏng" khi mà Nga chuyển giao cho Syria sau sự kiện buồn liên quan tới chiếc máy bay trinh sát IL-20 Nga bị bắn hạ cách đây 4 tháng?
Tại sao chúng vẫn câm nín, không đáp trả các cuộc không kích, mặc kệ thể diện của mình, của Syria và của Nga. Phải chăng Moscow đã sản xuất và cung cấp một thứ vũ khí vô tích sự cho Syria?
Nga chuyển cho Syria hàng gia bảo - tên lửa S-300.
Tên lửa S-300 đã ở đâu?
Kể cả các chuyên gia nắm nhiều thông tin nhất cũng không có câu trả lời thỏa đáng cho hàng loạt những câu hỏ nêu trêni. Các cơ quan quân sự và chính trị của Nga trong những năm gần đây đã biết cách giữ bí mật gần như tuyệt đối.
Nhưng để bắt đầu, cần phải nhắc lại những gì đã xảy ra trong giai đoạn 20-22/01/2019.
Ban đầu, vào đêm ngày 20/01, từ ngoài khơi Địa Trung Hải, 4 chiếc máy bay tiêm kích F-16 của Israel đã phóng một vài quả tên lửa (theo một vài nguồn tin là 8 quả) nhằm vào các căn cứ mà tình báo Israel quy kết là của Iran ở gần sân bay quốc tế Damacus.
Theo thông tin của các quan sát viên quân sự Nga, 7 quả tên lửa đã bị bắn hạ. Quả còn lại đã rơi xuống đâu đó mà không gây thiệt hại.
Kết quả của trận đánh đầu tiên không được như mong muốn, sau khi có thêm những thông tin tình báo mới, vào đêm ngày hôm sau Không quân Israel tiếp tục thực hiện thêm một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào đúng những mục tiêu trước đó.
Thêm nữa, đòn tấn công hoả lực lần này được triển khai từ Cao nguyên Golan và từ không phận của Li-băng.
Bản đồ địa hình Syria, cao nguyên Golan và Li-băng.
Các sự điều chỉnh ấy đã giúp cuộc không kích mang lại thành công. Bản thân Israel, theo tờ Haaretz, đã phá huỷ 8 đơn vị phòng không của Syria do Liên Xô/Nga sản xuất: S-75 Desna, S-125 Neva, Buk, Osa và Pantsir-S1. Những thông tin này có lẽ không đáng tin hoàn toàn.
Dù vậy, dựa trên những bằng chứng mà Israel công bố, rõ ràng có 1 tổ hợp Pantsir-S1 bị phá nát và dường như còn thêm một tổ hợp tương tự cũng chịu chung số phận.
Các máy bay của Israel đã lành lặn trở về và không phải đối mặt với bất cứ sự phản kháng từ phòng không và không quân Syria. Còn những tổ hợp S-300 đơn giản chỉ đứng ngoài theo dõi cuộc không kích này. Hay chúng đã ở đâu?
Tại sao S-300 không khai hoả
Khi trả lời câu hỏi này, các chuyên gia quân sự gần như cùng có chung ý kiến.
Thứ nhất, chúng không khai hoả bởi vì không thể. Biên giới giữa Syria và Li-băng chủ yếu đi qua vùng núi. Nếu như máy bay của địch bỗng ngoi lên vài giây khỏi vùng núi và phóng tên lửa nhằm vào mục tiêu trên đồng bằng và ngay lập tức lặn mất thì không thể bắn hạ được nó – nó biến mất khỏi màn hình radar.
Cũng không thể bắn hạ được chiếc máy bay tiêm kích "lặn ngụp" ở Cao nguyên Golan trên lãnh thổ Israel vì lý do tương tự.
Thứ hai, các tổ hợp phòng không Syria vì những lý do mang tính chính trị-quốc tế nào đó không thể tấn công các mục tiêu trên bầu trời Li-băng. Hoàn toàn logic – theo quan điểm luật pháp quốc tế.
Không đúng theo quan điểm quân sự, nhưng đó là sự lựa chọn của chính quyền Damacus. Có thể thấy họ có lý do để không thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những căn cứ không quân trên lãnh thổ của chính Israel.
Các cuộc chiếc tranh ở Trung Đông có rất nhiều những điều bất ngờ.
Một chi tiết cũng khá thú vị: Israel, hoá ra, đã yêu cầu quân đội Syria không tham gia bảo vệ những người Iran mà họ định oanh tạc. Người Syria đã không nghe nhằm thể hiện sự ủng hộ với đồng minh của mình – và đó là cái kết phải nhận.
Nga chuyển cho Syria hàng gia bảo - tên lửa S-300.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các tình tiết rõ nét này, còn những thứ liên quan tới con người. Các sĩ quan Nga, theo thông tin của một vài chuyên gia, cho rằng những đồng nghiệp của họ bên phía Syria đơn giản là chưa sẵn sàng làm chủ toàn bộ các tổ hợp phòng không.
Và chính các tổ hợp này cũng chưa được triển khai đúng nghĩa, chưa thực hiện bắn thử sau khi lắp đặt.
Vì những lý do này, chỉ một lần sơ suất bật radar cảnh giới nhìn vòng 64N6 hoặc radar bắt thấp thấp 76N6 có thể tạo cơ hội cho những "con cáo già" phi công Israel sử dụng ồ ạt tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, thứ mà những kíp chiến đấu tên lửa S-300 Syria chưa được huấn luyện để né tranh hoặc đáp trả một cách xứng tầm.
Có thể, vì lý do đó mà trong câu chuyện này xuất hiện thêm một tình tiết có ý nghĩa: các tổ hợp S-300 thực sự vẫn chưa vào vị trí chiến đấu. Vị trí bố trí chúng phù hợp nhất là ở căn cứ không quân T-4, từ đó chúng có thể bao phủ được Damascus.
Nhưng như thế quá gần với Israel, quốc gia không chỉ có lực lượng không quân, mà lính đặc nhiệm cũng khá thiện nghệ. Và cả các phiến quân chưa bị tiêu diệt ở Syria cũng có thể tiếp cận để tiêu diệt những tổ hợp này.
Cho nên có thêm một lý do quan trọng: Có thể chính những người Syria, có thể những người Syria theo ý kiến của người Nga, hoặc những người Nga không cho phép người Syria, nhưng nói chung ai đó muốn gìn giữ S-300 cho những việc quan trọng hơn trong tương lai.
Tổ hợp pháo - tên lửa Pantsir-S1 Syria bị tiêu diệt.
Trong khi giới quân sự Nga chỉ ra rằng khi phản kháng trước cuộc không kích của Israel, các lực lượng phòng không Syria đã bắn hạ được hơn 30 tên lửa hành trình và bom lượn có điều khiển chính xác. Điều này rõ ràng không phải là công trạng của S-75 được chế tạo vào thập niên 50.
Những mục tiêu này chắc chắn có ai đó chỉ thị cho các tổ hợp S-200 của Syria khai hỏa. S-300? S-400 của người Nga? Đơn giản là các hệ thống radar cảnh giới nhìn vòng cũng hiện diện ở đây? Không có bất cứ thông tin nào. Nhưng hiển nhiên đã có những hỗ trợ nào đó.
Cuối cùng, có thêm một lý do S-300 không được sử dụng do một số chuyên gia chỉ ra. Đó là việc những tổ hợp này vẫn chưa được kết nối thành một hệ thống phòng không thống nhất ở Syria vì số lượng chưa đủ, nhất là đối với lượng tên lửa mà người Israel phóng ra.
Tóm lại, các lớp phòng thủ không được thiết lập thành mạng lưới thống nhất với mật độ cần thiết. Còn đứng riêng lẻ, chúng sẽ là mục tiêu dễ bị tiêu diệt. Có nghĩa chúng ta lại quay trở về điểm ban đầu: thiếu nhân sự có trình độ để phòng vệ trước một kẻ địch đẳng cấp như Israel.
Bố trí Pantsir-S1 để làm gì nếu nó không được tái nạp đạn sau khi đã phóng ra tất cả các tên lửa và bắn hết đạn? Hoặc đứng sang một bên vì sợ bị Israel đáp trả?
Đó là tất cả những lý do căn cứ từ việc phân tích những thông tin về hiện trạng của lực lượng phòng không Syria. Triển khai một loại vũ khí hiện đại và phức tạp như S-300 trong bối cảnh tương tự là canh bạc lớn. Và quá trình này cần phải có thời gian.