Tên lửa S-300 uy lực đáng sợ thế nào mà Mỹ, Israel lo đến "mất ăn mất ngủ"?

N. Tuấn Sơn |

Vụ máy bay tuần tra Nga bị bắn rơi tại Syria đã làm thay đổi “cuộc chơi” ở chiến trường này, nhất là với các ông lớn Israel và Mỹ bởi những năng lực “đáng sợ” của tên lửa S-300.

Ảnh minh họa: Báo QĐND.

Ảnh minh họa: Báo QĐND.

Israel ra sức ngăn cản Nga giao tên lửa S-300 cho Syria: Thứ vũ khí đáng sợ

Moscow cáo buộc Israel đã không thông báo cho Nga về cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu tại Syria, dẫn đến việc máy bay trinh sát điện tử IL-20 của họ bị tên lửa phòng không Syria bắn rơi khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng trong thảm kịch liên quan đến vụ không kích của máy bay Israel tại Syria.

Tháng 9 năm 2018, Moscow đã quyết định sẽ triển khai hệ thống phòng không S-300 tới Syria chỉ trong vòng 2 tuần sau thảm kịch IL-20.

Trước khi có tên lửa S-300, hệ thống phòng không của Syria khá lạc hậu, chủ yếu là những tổ hợp tên lửa đời cũ như S-125, S-200, được bổ sung thêm một số tổ hợp Buk và Pantsir-S1 tương đối hiện đại.

Việc Moscow chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria đã khiến cuộc chơi thay đổi đáng kể, các chiến đấu cơ F-15, F-16 và thậm chí là cả F-35 tàng hình của Israel và Mỹ đã có đối thủ xứng tầm bởi những những năng lực "đáng sợ" của hệ thống phòng không tầm xa hiện đại do Nga chế tạo.

Bởi lẽ Không quân Israel sẽ không còn có thể dễ dàng dạo chơi rồi đột ngột phát động tấn công bất ngờ nhằm vào Syria. Đặc biệt, về lâu dài, việc lực lượng vũ trang Syria sở hữu S-300 đã tạo ra một sự bất mãn lớn, một nguy cơ đe dọa cho lực lượng Mỹ tại Syria…

Bên cạnh đó, đi kèm các tổ hợp S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria là các hệ thống điều khiển tự động sẽ đảm bảo việc quản lý tập trung tất cả các lực lượng và cơ sở phòng không của Syria, theo dõi tình hình trên không và nhận lệnh nhanh chóng, chính xác các chỉ định mục tiêu.

Quan trọng nhất, việc xác định tất cả các máy bay của Nga bằng các phương tiện phòng không của Syria sẽ được đảm bảo, ngăn chặn triệt để tình trạng "quân ta bắn quân mình" như thảm kịch IL-20.

Tên lửa S-300 uy lực đáng sợ thế nào mà Mỹ, Israel lo đến mất ăn mất ngủ? - Ảnh 1.

Nga chuyển giao tên lửa cho Syria.

Tên lửa S-300 uy lực đáng sợ thế nào mà Mỹ, Israel lo đến mất ăn mất ngủ? - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh chụp trận địa tên lửa S-300 của phòng không Syria.

Những ưu điểm vượt trội của tên lửa S-300 (phiên bản S-300PMU1)

Nhiệm vụ

Theo catalogue giới thiệu của nhà sản xuất. hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 được thiết kế cho nhiệm vụ phòng chống các cuộc tiến công đường không ồ ạt ở mọi độ cao và tốc độ chiến đấu, cũng như hoạt động chế áp điện tử mạnh của các loại phương tiện chiến đấu đường không hiện tại và thế hệ mới của đối phương.

Dải mục tiêu tên lửa S-300 có thể tiêu diệt là máy bay chiến đấu các loại, vũ khí tấn công tầng thấp, tên lửa hành trình chiến lược, các loại tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến thuật - chiến dịch hay tên lửa đường đạn hoạt động trong tầng khí quyển.

Hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh S-300PMU1 là loại vũ khí phòng không tầm xa, có khả năng tác chiến độc lập hay tác chiến hiệp đồng trong đội hình phòng không hợp thành thông qua các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ như 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E.

Nhờ ứng dụng các khí tài kết nối tiên tiến tương thích với các hệ thống nhận diện bảo mật mặt đất và khí tài thông tin liên lạc của các cấp chỉ huy chiến đấu, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có khả năng thích ứng và hoà nhập nhanh chóng trong mọi hệ thống phòng không quốc gia.

Hệ thống S-300PMU1 cùng khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E có thể được nâng cấp theo chuẩn của hệ thống phòng không S-300PMU2 Favorit theo yêu cầu của khách hàng.

Cấu hình của hệ thống S-300PMU1:

• Tổ hợp tên lửa phòng không

• Đạn tên lửa phòng không 48N6E (hoặc các đạn tên lửa 5V55R và 5V55K) – mỗi xe mang phóng mang 4 quả

• Khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa

• Khí tài phục vụ chiến đấu khác

Các cấu phần cơ bản của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 bao gồm các bộ khí tài chiến đấu, khí tài bảo đảm chiến đấu và khí tài phục vụ chiến đấu khác.

Tên lửa S-300 uy lực đáng sợ thế nào mà Mỹ, Israel lo đến mất ăn mất ngủ? - Ảnh 3.

Tên lửa S-300 của phòng không Ukraine

Bộ khí tài chiến đấu bao gồm:

• Một xe đài điều khiển bắn và chỉ thị mục tiêu đa kênh 30N6E1 (30N6E) có khả năng cung cấp phần tử tự động với các hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ 83M6E, Baikal-1E hoặc Senezh-M1E, (riêng đài 30N6E IGR chỉ có khả năng tích hợp với hệ thống khí tài chỉ huy đồng bộ Senezh-M1E);

• Không quá 12 xe mang phóng tự hành (loại xe mang phóng tự hành 5P85SE hoặc loại xe mang phóng tự hành có đầu kéo 5P85TE) – 4 đạn tên lửa mỗi xe.

• Một xe trinh sát trận địa 1T12-2M-2.

Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu gồm:

• Bộ khí tài lưu giữ, chuyên chở và bảo đảm chiến đấu cho đạn tên lửa 82Ts6E (gồm xe chở thùng đạn 5T58E, xe gá thùng đạn 22T6E cùng các trang thiết bị phụ trợ khác);

• Thùng chứa mô hình cắt nguyên cỡ của đạn 48N6E2.GVM;

• Bộ linh kiện khí tài phụ trợ và tài liệu hướng dẫn vận hành;

• Khối máy biến áp dùng nguồn điện lưới cung cấp cho các xe mang phóng và đài dẫn bắn.

Bộ khí tài phục vụ chiến đấu khác có thể bao gồm:

• Xe đài nhìn vòng mọi độ cao 96L6E/đài nhìn vòng bắt thấp 76N6;

• Xe tháp anten 40V6M;

• Đạn tên lửa huấn luyện 48N6EUD;

• Bộ khí tài bảo đảm chiến đấu và sửa chữa.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 có thể được cung cấp kèm theo bộ khí tài mô phỏng chiến đấu ALTEK-300 nhằm phục vụ huấn luyện các kíp trắc thủ vận hành hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6E và bộ khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa S-300PMU1.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

Cự ly phát hiện mục tiêu (km): 300*

Số mục tiêu có thể phát hiện cùng lúc (mục tiêu): tới 300*

Số mục tiêu có thể bám sát tự động cùng lúc (mục tiêu): tới 100*

Số mục tiêu có thể bám sát và dẫn bắn cùng lúc (mục tiêu): tới 6

Tầm bắn hiệu quả (km):

- Mục tiêu bay (tối thiểu – tối đa): 5 – 150

- Mục tiêu đạn đạo (tối thiểu - tối đa): 5 – 40

Độ cao tối thiểu/tối đa (km): 0,01/27

Tốc độ tối đa của mục tiêu (m/giây): 2.800

Số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc (đạn tên lửa): 12

Thời gian sẵn sàng phóng đạn từ khi đài điều khiển bắt được mục tiêu được giao (giây): 5 – 7*

Thời gian sẵn sàng phóng đạn khi hệ thống hoạt động độc lập tự trinh sát phát hiện mục tiêu bằng đài nhìn vòng 96L6 (hoặc 76N6) (giây): tới 22

Thời gian chuyển trạng thái từ chế độ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu (phút): 5

* Khi được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực 83M6E.

Nga chuyển giao tên lửa S-300 cho Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại