Tên lửa S-200 đã bắn máy bay Israel nhưng ...
Vào ngày 16/10, Bộ trưởng BQP Nga Shoigu đã đến Israel gặp người đồng cấp Avigdor Lieberman và Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Hai bên đã thảo luận về tình hình khu vực, bao gồm cả vấn đề Syria, cuộc chiến chống khủng bố cũng như các lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Cùng ngày, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố rằng các máy bay chiến đấu của họ bị ngắm bắn bởi một khẩu đội tên lửa phòng không Syria, và đã có một quả tên lửa bắn vào chiến đấu cơ Israel khi nó đang bay trên không phận Li-băng.
"Không quân Israel đã hủy diệt khẩu đội tên lửa S-200 này bằng 4 quả bom, theo thông tin của IDF, và đã loại chúng ra khỏi vòng chiến đấu vĩnh viễn. Quân đội Israel cho biết chính khẩu đội tên lửa S-200 này đã bắn vào các máy bay của Israel hồi tháng 3 và đã khiến nước này phải lần đầu tiên kích hoạt hệ thống tên lửa đánh chặn Arrow", tờ Haaretz của Israel cho biết.
Một thông tin thú vị đáng chú ý là theo tuyên bố của BQP Syria, các máy bay chiến đấu của Israel đã xâm phạm không phận Syria trên vùng viên giới với Li-băng ở khu vực Baalbek. Vụ việc xảy ra vào lúc 8h51 sáng, giờ địa phương.
Phải chăng Không quân Israel chủ đích khiêu khích phản ứng của QĐ Syria nhằm lấy cớ để tấn công vào đơn vị tên lửa phòng không nói trên?
Thêm nữa, một số chuyên gia thân Israel và các kênh truyền thông đã cố tình liên hệ vụ việc này với chuyến thăm của Bộ trưởng BQP Nga tới Tel Aviv khi nói đây là màn trình diễn sức mạnh hết sức đẹp mắt của Israel đối với liên minh Nga- Iran - Syria.
Tuy nhiên, hình như có gì đó sai sai.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Israel,
QĐ Syria tuyên bố gây sốc: Tên lửa S-200 bắn trúng F-35 Israel?
Trang tin quân sự Trung Đông South Front dẫn một số nguồn tin đã có, Lực lượng phòng không Syria đã sử dụng 1 quả đạn tên lửa S-200 bắn vào máy bay Israel. Loại tên lửa được sản xuất từ thời Liên Xô này vẫn đang là xương sống của lực lượng phòng không tầm xa Syria. Tuy nhiên, nó đã quá lạc hậu so với các máy bay hiện chiến đấu hiện đại.
Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Syria vẫn khẳng định trong một tuyên bố rằng các lực lượng quân chính phủ đã phản ứng kịp thời trước sự xâm phạm không phận và đã "bắn trúng trực tiếp một trong số các chiến đấu cơ, buộc chúng [các máy bay Israel] phải rút lui".
Tuyên bố này trái ngược hoàn toàn so với thông tin của Israel rằng không có bất cứ máy bay nào của họ bị bắn trúng.
Vài giờ sau khi xảy ra sự kiện tên lửa Syria phóng đi, truyền thông Israel cho biết đã có một chiếc tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân nước này không thể hoạt động được bởi nguyên nhân do va chạm với chim trời trong khi bay huấn luyện.
Sự cố này được cho là đã xảy ra từ "2 tuần trước" nhưng vì sao lại chỉ được công khai vào đúng ngày 16/10, ngày mà tên lửa S-200 Syria bắn vào máy bay Israel trên không phận Li-băng.
Tên lửa phòng không S-200 của Syria.
Tuy nhiên, các nguồn tin Israel không thể đưa ra được một bức ảnh nào về chiếc tiêm kích F-35 kể trên sau khi nó bị "va vào chim".
Thêm nữa, không rõ liệu chiếc F-35 này có thể hoạt động trở lại hay không vì lớp sơn phủ tàng hình của nó đã bị hư hại. Vì thế, theo phía Israel, chiếc máy bay chiến đấu tối tân này sẽ phải nằm sân vì va vào chim, bất chấp thực tế là trước đó, F-35 đã vượt qua được thử nghiệm chống va chim với những kết quả rất tốt và được cấp giấy chứng nhận hẳn hoi.
Tiêm kích tàng hình F-35 là một trong những loại chiến đấu cơ đắt đỏ nhất thế giới. Chỉ tính riêng chi phí của chương trình phát triển máy bay F-35 đã ngốn đến khoảng 406,5 tỷ USD.
Israel là quốc gia cực kỳ năng động khi mua được những chiếc tiêm kích tàng hình siêu hiện đại, được đánh giá hàng đầu thế giới chỉ với giá có 100 triệu USD/chiếc.
Vậy, thực sự cái gì đã "va trúng" tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Israel?
Phi công lái chiến đấu cơ F-35 được huấn luyện như thế nào?