Tháng 11/2019, Quân đội Nga lại vừa phóng thử hệ thống tên lửa Termit (hay Styx theo mã định danh của NATO) trên vùng Bắc Cực. Giống như súng trường tấn công Kalashnikov AK-47 và xe tăng chiến đấu chủ lực T-55, Styx là di sản kỹ thuật có từ thời Liên Xô.
Tuy nhiên, khác với AK-47 và xe tăng T-55 - những vũ khí hiện chỉ được lưu giữ trong các kho dự trữ thì tên lửa Styx vẫn đang phục vụ ở các mặt trận tiền phương của các lực lượng vũ trang Nga.
Termit có tuổi đời từ đầu những năm 1950. Nó hoàn toàn đối ngược với những dòng tên lửa chống hạm đặt trên bờ khác của Quân đội Nga bởi số tên lửa đang được Nga sử dụng kia điều mới hơn và uy lực hơn rất nhiều.
Chẳng hạn như, hệ thống phòng thủ bờ biển gắn trên xe tải Bal được Nga đưa vào biên chế năm 2004 có thể mang 8 tên lửa chống hạm bay bám mặt biển giống như tổ hợp Harpoon của Mỹ. Bastion-P mới hơn còn bắn được cả tên lửa chống hạm siêu thanh. Các hệ thống này đều có thêm khả năng tấn công mặt đất.
Hệ thống tên lửa bờ K-300P Bastion-P
Termit nhiều tuổi hơn các tên lửa Exocet và Harpoon với chức năng tương tự cả một thế hệ. Do vấn đề tuổi tác này mà Termit thuộc dòng tên lửa có kích thước lớn hơn. Trên thực tế, khung thân tên lửa dựa trên nguyên mẫu tiêm kích siêu thanh thử nghiệm Yak-1000.
Nhưng cũng chính điều này lại mang đến lợi thế cho tên lửa khi nó có thể mang được đầu đạn lớn hơn so với các vũ khí chống hạm cùng thời như Harpoon.
Termit là dòng tên lửa chống hạm đầu tiên sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 lâm trận và lập công. Năm 1967, 3 quả tên lửa Termit của Ai Cập đã đánh chìm tàu khu trục Eilat của Quân đội Israel.
Mặc dù vậy, trong phần lớn các vụ đối đầu khác, Termit đều không thành công. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq đã phóng một quả tên lửa Termit về phía chiến hạm USS Missouri nhưng bị một tàu khu trục của Anh phóng tên lửa Sea Dart đánh chặn.
Sea Dart sau đó đã bị Anh cho nghỉ hưu và thay thế bằng các mẫu mới hiện đại hơn trong khi Termit và các biến thể của nó vẫn tiếp tục tồn tại.
Phiên bản đặt trên xe tải “Rubezh” được đưa vào sử dụng những năm 1970. Mặc dù đã nhiều lần được nâng cấp nhưng nó vẫn bị xếp vào loại “chiến binh” thời Chiến tranh Lạnh.
Nga không phải là nước duy nhất vẫn ưu ái sử dụng loại tên lửa già cỗi này. Một số quốc gia khác cũng còn dùng biến thế Rubezh trong đó có cả Cuba và Ai Cập.
Chưa rõ Nga sẽ còn tiếp tục tận dụng các tên lửa Styx trong bao lâu nữa, có thể sẽ không dài. Tuy nhiên, vụ phóng thử được tuyên truyền công khai vừa qua là một chỉ dấu cho thấy không phải tất cả các mối đe dọa tên lửa đến từ Nga đều đáng sợ.
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P của Nga bắn đạn thật diệt mục tiêu trên biển.