Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay

Trịnh Thái Bằng |

Sinh ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tên lửa Tomahawk hiện nay đóng vai trò như công cụ răn đe và khởi đầu chiến tranh, có sứ mệnh trừng phạt các thể chế, quốc gia đi ngược lại lợi ích của Mỹ.

Dự án tên lửa hành trình SLCM (Sea Launched Cruise Missile) được triển khai trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, do đó, ưu tiên thiết kế là lắp đặt các đầu đạn hạt nhân nhằm tiêu diệt các cụm chiến hạm mặt nước của Hải quân Xô viết.

Chiến tranh lạnh chấm dứt đã làm thay đổi các quan niệm về chiến tranh hiện đại. Người Mỹ nghĩ đến những chiến trường khu vực, nơi họ có thể tấn công đối phương và không bị trừng phạt như chiến tranh Việt Nam, do đó những phiên bản mới của tên lửa Tomahawk ra đời.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 2.

Cấu tạo chung của tên lửa BGM-109 Tomahawk

BGM-109A TLAM-N (Tomahawk Land Attack Missile - Nuclear) - tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, đầu đạn hạt nhân W84 có khối lượng 123 kg, kích thước: dài gần 1 m, đường kính 0,27 m. Đương lượng nổ 0,2 - 150 kT.

Từ năm 1983 đến 1986 trên các chiến hạm nổi và tàu ngầm của Hải quân Mỹ đã lắp đặt 880 tên lửa TLAM-N.

Vào những năm 1990, 2/3 trong số các đầu đạn được nâng cấp lên TLAM-C, 350 tên lửa được tháo gỡ khỏi chiến hạm và nhập kho dự trữ với đầu đạn hạt nhân được tháo gỡ và bảo niêm.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 3.

Quỹ đạo đường bay của tên lửa BGM-109A TLAM-N

BGM-109B - Tên lửa chống tàu, được định danh lại với các yêu cầu nhiệm vụ của tên lửa diệt hạm với mã hiệu là RGM/UGM-109B TASM (Tomahawk Anti-Ship Missile).

Nó được chế tạo đồng thời với tên lửa mang đầu đạn hạt nhân BGM-109A TLAM-N (Tomahawk Land Attack Missile - Nuclear).

Đây cũng là tên lửa được sản xuất đầu tiên, có cấu trúc tương tự như TLAM-N, nhưng hệ thống TERCOM, thường được dùng để điều chỉnh hệ thống dẫn đường trên đất liền, được thay thế bằng hệ thống đầu tự dẫn radar chủ động AN/DSQ-28 sử dụng tần số J.

Tên lửa được lắp đầu đạn bán xuyên giáp WDU-25B nặng 454 kg. Để bảo vệ tên lửa chống tác chiến điện tử, đầu tự dẫn radar hoạt động thay đổi tần số theo quy luật ngẫu nhiên. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, tên lửa BGM-109B được nâng cấp thành BGM-109C.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 4.

Quỹ đạo tên lửa chống tàu BGM-109B TASM

BGM-109C TLAM-C (Tomahawk Land Attack Missile - Conventional) - tên lửa hành trình công kích các mục tiêu trên mặt đất sử dụng đầu đạn thuốc nổ thường.

Giai đoạn ban đầu được định danh là BGM-109C-1 là phương án tên lửa dành cho chiến hạm nổi, BGM-109C-2 là phương án dành cho tầu ngầm.

Để tránh nhầm lẫn khi đưa vào biên chế, vào năm 1986 được định danh lại là RGM-109C và UGM-109C theo RGM là dành cho chiến hạm nổi, UGM dành cho tàu ngầm.

Tên lửa hành trình công kích mặt đất này còn được biết với với tên gọi Tomahawk Block 2. BGM-109C được sản xuất hàng loạt và sử dụng nhiều trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 5.

Đường bay của tên lửa Tomahawk BGM-109C Block II

Vào năm 1993 lực lượng Hải quân Mỹ tiếp nhận vào biên chế các tên lửa đã được nâng cấp, cải tiến BGM-109С Block III, trong hệ thống tự dẫn của tên lửa được bổ sung thêm hệ thống định vị vệ tinh GPS, hệ thống này đã tăng cường độ chính xác của tên lửa.

Yêu cầu hiện đại hóa xuất hiện khi sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu trong sa mạc và các mục tiêu ven biển, độ chính xác của hệ thống TERCOOM không đạt được theo yêu cầu chiến thuật.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 6.

Sơ đồ quỹ đạo bay của tên lửa Tomahawk BGM-109C Block III

BGM-109D (Tomahawk Block 2B) được định danh lại là RGM/UGM-109D trước khi đưa vào biên chế cho lực lượng Hải quân Mỹ vào năm 1988.

TLAM-D (Tomahawk Land Attack Missile - Dispenser) là tên lửa hành trình công kích các mục tiêu đất liền, được lắp đặt hệ thống đầu đạn thứ cấp casset, sử dụng để tấn công các mục tiêu thiết giáp hạng nhẹ và sinh lực địch.

Đầu đạn casset chứa 166 đạn kích thước nhỏ BLU-97B đa dụng, mỗi đầu đạn có khối lượng là 1,5 kg, trong 24 hộp.

Tên lửa được nâng cấp sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” khi các tên lửa mang đầu đạn thông thường sử dụng không hiệu quả (công kích các cụm mục tiêu binh sĩ cơ động hoặc sử dụng các phương tiện vận tải hạng nhẹ).

BGM-109E và BGM-109F sẽ trở thành các tên lửa thế hệ tiếp theo của Tomahawk, nhưng do điều kiện tài chính nên quân đội Mỹ không tiếp tục triển hoàn thiện.

BGM-109E được sử dụng để định danh trong tên lửa Tomahawk Block 4 và các chương trình Tactical Tomahawk.

BGM-109E trong tương lai sẽ thay thế tên lửa chống tàu BGM-109B, BGM-109F là tên lửa được sử dụng để tấn công các sân bay với đầu đạn casset BLU-106B, có khả năng xuyên phá các đường băng bê tông.

Để tăng cường khả năng khai thác sử dụng sản phẩm của mình, công ty General Dynamics đã phát triển tên lửa Tomahawk phóng từ máy bay có định danh là AGM-109.

Tên lửa Tomahawk phóng từ máy bay được thay thế động cơ hành trình, thay thế hệ thống dẫn đường quán tính bằng một hệ thống sử dụng con quay ba bậc tự do laser.

Loại bỏ động cơ tăng tốc tên lửa và chuyển các thiết bị dẫn đường về phía sau, tăng cường kích thước đầu đạn.

AGM-109H phóng từ máy bay có tầm bắn lên đến 550 km được sử dụng để phá hoại sân bay đối phương bằng 28 đầu đạn thứ cấp xuyên phá bê tông BLU-106/В.

AGM-109L là tên lửa hành trình phóng từ máy bay sử dụng đầu dẫn hồng ngoại và đầu đạn nổ phá mảnh WDU-18/B có khối lượng 222 kg. Tên lửa sẽ được sử dụng cho các máy bay cường kích của Không quân Hải quân.

Một trong những biến thể mới nhất của tên lửa Tomahawk là hệ thống tên lửa BGM-109G phóng từ các xe phóng tên lửa trên mặt đất.

Tên lửa sử dụng động cơ hành trình F107-WR-400, động cơ đẩy phản lực nhiên liệu rắn và container 4 ống phóng đạn lắp đặt trên xe siêu trường siêu trọng М818.

Tên lửa hành trình Tomahawk - Những biến thể hiện nay - Ảnh 7.

Hệ thống tên lửa Tomahawk mặt đất

Tên lửa Tomahawk trong chiến tranh

Tên lửa Tomahawk được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 chống lại Iraq.

Từ các chiến hạm và tàu ngầm bố trí trên biển Biển Địa Trung Hải và Hồng Hải, cũng như trong Vịnh Persian đã phóng 288 tên lửa Tomahawk, 80% trong số các tên lửa đó đánh trúng mục tiêu.

Trong 10 năm tiếp theo, tên lửa Tomahawk được sử dụng làm vũ khí tấn công chủ lực trong tất cả các chiến dịch:

"Con cáo sa mạc" (Iraq, tháng 12/1998), "Sức mạnh đồng minh" (Serbia, tháng 4 và tháng 5/1999), "Tự do bền vững" (Afghanistan, tháng 10/2001), "Tự do cho Iraq" (Iraq, tháng 3 - Tháng 4/2003).

Trong các cuộc chiến tranh này, Mỹ đã phóng hơn 2.000 tên lửa Tomahawk từ các chiến hạm trên biển hoặc các máy bay mang tên lửa.

Hiện nay, tên lửa cấp chiến thuật RGM/UGM-109E Tac Tom Block 4 từ 1998 đã dần thay thế các tên lửa thế hệ cũ được biên chế trên các chiến hạm, tàu ngầm quân đội Mỹ.

Trên 54 tàu ngầm đa nhiệm "Los Angeles", 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp "Ohio", 27 tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển "Ticonderoga", 57 tàu khu trục lớp "Arleigh Burke" được biên chế khoảng 2.800 - 3.600 tên lửa Tomahawk các biến thể khác nhau.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại