2. Và các tên lửa chống hạm hiện đại đang có trong trang bị
Tầm bắn của KH-29T với đầu tác chiến nặng 317kg là gần 10 km và nó chủ yếu được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất.
Nhưng trong trường hợp cần thiết các tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu trên biển như tàu chở dầu, tàu đổ bộ hoặc tàu vận tải như trong cuộc chiến tranh Iran- Iraq.
Tính năng kỹ - chiến thuật các tên lửa chống hạm Trung Quốc hiện đại
Trong các năm 90, Trung Quốc triển khai các dự án thiết kế tên lửa chống hạm siêu âm động cơ phản lực phụt thẳng và động cơ phản lực nhiên liệu lỏng . Nhưng sau khi nước này mua được tên lửa của Nga thì các dự án trên bị xếp lại .
Cũng dễ hiểu là khi các chuyên gia Trung Quốc đã làm quen với các tên lửa hiện đại của Nga có các tính năng vượt trội so với các mẫu đang thiết kế của Trung Quốc , họ sẽ đã bắt đầu copy các mẫu Nga .
Tên lửa chống hạm YJ-91
Không lâu sau khi các tên lửa KH-31 Nga được cung cấp cho Trung Quốc, nước này cho giới thiệu tên lửa hàng không chống hạm tự sản xuất YJ-91. Tên lửa nặng 600 kg này có 2 biến thể: chống tàu và chống radar. Hai biến thể này khác nhau ở hệ thống dẫn đường, cự ly bắn và trọng lượng đầu tác chiến.
Tên lửa chống hạm YJ-91 dưới cánh máy bay tiêm kích- ném bom JH-7А
Tên lửa YJ-91 có các tính năng tương đương KH-31 của Nga nhưng cự ly tấn công của phiên bản chống tàu không vượt quá 50 km. Các chuyên gia cho rằng phương tiện mang YJ-91 là các máy bay tiêm kích- ném bom tương đối hiện đại của nước này là JH-7A, tiêm kích J-15 và J-16. Cũng đã có thông tin là các kỹ sư Trung Quốc đang thiết kế phiên bản YJ-91 cho tàu ngầm.
Năm 2015, xuất hiện các bức ảnh chụp YJ-12 treo dưới máy bay ném bom H-6D. Hình dạng tên lửa này tương tự như KH-31phiên bản phóng từ máy bay của Nga. Chiều dài của YJ-12 xấp xỉ 7m, đường kính - 600 mm, trọng lượng - 2.500kg.
Không có thông tin về hệ thống dẫn đường của YJ-12, nhưng nhiều khả năng là YJ-12 có đầu tự dẫn radar chủ động .
Tên lửa chống hạm YJ-12
Theo các tác giả tạp chí "United States Naval War College Review" thì tên lửa YJ-12 có thể tiêu diệt các mục tiêu là tàu nổi ở cự ly hơn 300 km. Nó được lắp đầu tác chiến nặng gần 300kg.
Các chuyên gia Mỹ nhận định - với tốc độ 2,5M và trong trường hợp phóng nhiều tên lửa cùng lúc, YJ-12 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu chiến Mỹ. Giới phân tích quân sự cũng cho rằng, ngoài máy bay ném bom tầm xa H-6, YJ-12 còn được trang bị cho cả các máy bay J-15 và J-16.
YJ-12 dưới cánh máy bay ném bom Н-6D
Sau khi Liên Xô tan rã, các chuyên gia Trung Quốc có rất nhiều cơ hội tiếp cận với các mẫu thiết kế vũ khí Xô Viết.
Trung Quốc nhận từ Ukraine các mẫu tên lửa có cánh chiến lược KH-55 và toàn bộ tài liệu kỹ thuật về KH-55.
Đầu những năm 2000, Trung Quốc đã cho thử nghiệm tên lửa có cánh có chức năng tương tự KH -55 do chính nước này sản xuất.
Các chuyên gia Phương Tây cho rằng "nguồn cảm hứng" của các công trình sư Trung Quốc khi thiết kế tên lửa trên không chỉ là kiểu KH-55 Xô Viết, mà còn cả từ một số quả tên lửa BGM-109 Tomahawk không nổ của Mỹ được Tình báo Trung Quốc đưa về từ Iraq.
Phiên bản tên lửa chống hạm có cánh Trung Quốc được trưng bày lần đầu tiên năm 2005 có ký hiệu YJ-62 (C-602).
Đấy là một tên lửa có tốc độ cận âm kích thước tương đối lớn bố trí trên các tàu khu trục và các xe bánh lốp của các tổ hợp tên lửa bờ, trên máy bay ném bom tầm xa H-6.
Trung Quốc đã cung cấp các phiên bản xuất khẩu kiểu tên lửa này cho Iran, Bắc Triều Tiên và Pakistan. Phiên bản C-602 xuất khẩu có tầm bắn < 280 km.
Phóng tên lửa YJ-62 từ các tổ hợp tên lửa bờ
Trong một bài báo đăng trên tạp chí "Joint Forces Quarterly" tháng 9/2014, các tác giả đã khẳng định là tầm bắn của phiên bản hiện đại hóa YJ-62А lên tới 400km.
Tên lửa chống hạm YJ-62 được trang bị thiết bị truyền dữ liệu và có thể nhận lệnh chỉ mục tiêu khi đang bay từ các máy bay trinh sát, nếu cần thiết có thể chọn mục tiêu và phân công mục tiêu giữa các tên lửa tấn công khi phóng dàn.
Tên lửa được dẫn tới mục tiêu bằng đầu tự dẫn radar chủ động . Để tăng khả năng chống nhiễu trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện tử mạnh, đầu tự dẫn có thể thay đổi tần số phát sóng.
Tên lửa YJ-62 có thể được trang bị các đầu tác chiến khác nhau (kể cả đầu tác chiến hạt nhân). Nhưng loại đầu tác chiến phổ biến hơn cả là đầu tác chiến xuyên nặng 300kg.
Theo các chuyên gia Nga, loại tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Trung Quốc là YJ-18. Có rất ít thông tin về loại tên lửa này bởi vì nó chưa bao giờ được trưng bày ở các triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế và cũng không được xuất khẩu .
Các chuyên gia Mỹ nhận định là các kỹ sư Trung Quốc khi thiết kế YJ-18 đã áp dụng các giải pháp thiết kế - kỹ thuật của tên lửa Nga 3M-54 Klub. Tên lửa YJ-18 có thể tiêu diệt tàu nổi tất cả các lớp trong điều kiện nhiễu phức tạp. Ngoài các mục tiêu là các tàu nổi, YJ-18 còn có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
Tổ hợp phóng YJ -18 cơ động trên bờ
Phiên bản YJ-18 đượcthử nghiệm đầu tiên là phiên bản cho các tổ hợp tên lửa bờ. Tên lửa được đặt trong tổ hợp phóng đôi trên xe ô tô địa hình sáu cầu. Có ý kiến cho rằng luôn đi cùng với tổ hợp tên lửa bờ YJ-18 là các máy bay không người lái cỡ lớn làm nhiệm vụ trinh sát và chỉ mục tiêu.
Phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm YJ-18
Tên lửa chống hạm YJ-18A có tầm bắn đến 500km, mang đầu tác chiến nặng 500kg là loại vũ khí chủ yếu của các tàu khu trục dự án 52D của Trung Quốc . Được biết là các tên lửa trên cũng sẽ được trang bị cho các tàu chiến dư án 55 trong tương lai . Hiện Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa chống hạm YJ-18B phóng từ tàu ngầm khi đang lặn .
Nạp tên lửa chống hạm YJ-18А trên tàu khu trục dự án 52D
Tên lửa YJ-18 động cơ turbin phản lực có tốc độ hành trình gần 0,8M. Khi còn cách mục tiêu 40km, động cơ chuyển sang chế độ tăng tốc và tên lửa đạt tốc độ 2,5-3M.
Như đã biết, việc đánh chặn tên lửa chống hạm bay ở độ cao vài m trên mặt nước biển với tốc độ siêu âm là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp.
Tại Triển lãm hàng không – vũ trụ tại Chu Hải từ ngày 11 đến 16/11/2014, Trung Quốc lần đầu tiên cho giới thiệu tên lửa chống hạm tự sản xuất mang ký hiệu - CX-1(Chaohun-1).
Đây có lẽ là tên lửa chống hạm sẽ trang bị cho các tổ hợp tên lửa bờ. Mỗi tổ hợp cơ động trên xe địa hình mang 2 tên lửa. Trong tương lai, có thể CX-1 sẽ được đưa vào trang bị cho các tàu nổi cỡ lớn.
Мô hình tên lửa chống hạm CX-1
Theo kênh truyền hình CCTV (Trung Quốc), tên lửa chống hạm siêu âm CX-1 tốc độ hơn 3.600 km/h có thể được sử dụng để tấn công các tàu nổi và các mục tiêu trên đất liền ở cự ly từ 40 đến 280km.
Đầu tác chiến trọng lượng 260kg tiêu diệt các tàu nổi có thể là đầu tác chiến xuyên thép- bộc phá và đầu tác chiến mảnh – bộc phá nếu tên lửa được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Các chuyên gia Nga rất chú ý đến những chi tiết giống nhau giữa CX-1 Trung Quốc với tên lửa Nga P-800 "Oniks" và tên lửa Nga- Ấn Độ "Brahmos".
Như đã biết, Nga không cung cấp tài liệu cũng như không bán các tên lửa này cho Trung Quốc.
Nga chỉ cung cấp kiểu tên lửa này cho 3 nước là Syria, Indonexia và Việt Nam. Trong một bài viết cách đây không lâu trên "Bình luận quân sự" (Nga), chuyên gia quân sự Nga Aleksey Linnik đã đặt nghi vấn là rất có thể, một trong số các nước đó đã "chia sẻ" tên lửa Nga với Trung Quốc. Rất khó kiểm chứng nghi vấn này.
Hiện nay, các chuyên gia Trung Quốc đang tiến hành thiết kế nhiều loại tên lửa chống hạm nhưng đang giữ bí mật.
Để kết thúc bài viết, xin dẫn tóm tắt nhận xét cũng của chuyên gia quân sự Nga Aleksey Linnik về những nét nổi bật trong lĩnh vực chế tạo tên lửa chống hạm của Trung Quốc:
1/ Các kỹ sư Trung Quốc có khả năng siêu phàm trong việc "tiếp thu" từ các mẫu của nước ngoài những gì tốt nhất nhưng có chọn lọc phù hợp khả năng sản xuất và trình độ công nghệ của Trung Quốc .
2. Độ tin cậy kỹ thuật của tên lửa Trung Quốc ngày càng tăng. Nếu như hệ số tin cậy kỹ thuật các tên lửa chống hạm thế hệ đầu của Trung Quốc không vượt quá 0,75 thì vào thời điểm hiện tại, qua các lần bắn thử nghiệm do chính các khách hàng nước ngoài của Trung Quốc thực hiện, hệ số đã tăng lên 0,9.
Tất nhiên, trong điều kiện tác chiến, độ tin cậy của phương tiện kỹ thuật sẽ thấp hơn nhưng phải công nhận đây là bước tiến lớn về công nghệ .
3. Trung Quốc đang thực hiện chính sách " nội địa hóa" tất cả các sản phẩm quốc phòng – chỉ sử dụng các vật liệu, linh kiện, chi tiết đồng bộ Trung Quốc. Hiện nay, phần lớn các mẫu tên lửa đều sử dụng 100 % các thiết bị điện tử do Trung Quốc sản xuất . Trung Quốc đã đầu tư rất lớn cho các nghiên cứu khoa học cơ bản và xây dựng cơ sở sản xuất.
4. Hải quân Trung Quốc đã có bước tiến lớn về chất. Nếu như trong những năm 90 và đầu những năm 2000 Trung Quốc đặt mua các tàu khu trục và tàu ngầm diezel của Nga thì hiện nay nước này chỉ mua một vài hệ thống phòng không trên tàu của Nga với mục đích để nghiên cứu và sao chép (nếu có thể ).
5. Từ giữa những năm 90, để đối phó với Hải quân Mỹ ở khu vực xa bờ, Trung Quốc đã ưu tiên đầu tư chế tạo các tổ hợp tên lửa chống hạm, phương tiện trinh sát và chỉ mục tiêu.
Các mẫu tên lửa chống hạm được trưng bày tại các triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế, đã bán cho các nước và hiện đang có trong trang bị của Hải quân Trung Quốc cho thấy nước này đã đạt được không ít thành tựu trong lĩnh vực này.