Tên lửa BrahMos kết hợp Su-30MKI: 10 lý do khiến bộ đôi trở nên “vô đối”

Anh Tú |

Tên lửa BrahMos phóng thử thành công từ Su-30MKI sẽ giúp Ấn Độ có đủ khả năng tấn công các tàu chiến đối phương ở khoảng cách xa hàng trăm km ngoài khơi chỉ trong vài phút.

BrahMos, tên lửa hành trình siêu âm nhanh nhất thế giới lần đầu tiên đã được Không quân Ấn Độ (IAF) phóng thử thành công từ một chiếc tiêm kích Sukhoi Su-30MKI vào ngày 22/11.

Vụ phóng thử thành công có nghĩa là Không quân Ấn Độ sẽ có đủ khả năng tấn công các tàu chiến thù địch ở khoảng cách xa hàng trăm km ngoài khơi chỉ trong vòng vài phút sau khi nhận được lệnh.

10 lý do sau đây phần nào giải đáp tại sao sự kết hợp giữa tên lửa hành trình siêu âm BrahMos và tiêm kích Su-30 MKI là một sự lựa chọn hoàn hảo, gia tăng sức mạnh đáng kể cho Không quân Ấn Độ.

1) Hải quân và Lục quân Ấn Độ đã vận hành nhiều biến thể khác nhau của tên lửa BrahMos - loại có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 500 km. Đến nay, BrahMos đã được triển khai cho các tàu chiến Hải quân và nhiều đơn vị của Lục quân Ấn Độ - những phiên bản siêu âm tấn công mặt đất.

2) Biến thể BrahMos phóng thử ngày 22/11 của Không quân Ấn Độ có nhiều điểm khác biệt. Không giống với phiên bản dùng cho Hải quân và Lục quân vốn có kích thước to hơn và nặng tới 3 tấn, biến thể của Không quân chỉ có trọng lượng 2,5 tấn và được thiết kế chuyên dụng dành cho tiêm kích Su-30 MKI.

3) Do khối lượng tương đối nặng của tên lửa, một chiếc Su-30 chỉ có thể mang theo duy nhất 1 quả BrahMos trong mỗi lần thực thi nhiệm vụ. Đối với các lực lượng vũ trang, việc sẵn có nhiều tên lửa như BrahMos, sức mạnh hỏa lực của họ sẽ được bổ sung đáng kể.

4) Phần mềm dùng trên tiêm kích Su-30MKI được các kỹ sư của IAF phát triển còn Công ty quốc phòng Hindustan Aeronautics (HAL) thì đảm trách các cải tiến về cơ khí và điện tử. Việc lắp đặt các cảm biến hành trình cho tên lửa là công việc của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ.

Theo Không quân Ấn Độ, "việc tích hợp cho Su-30 MKI là công việc rất phức tạp, liên quan tới nhiều hiệu chỉnh về cơ khí, điện tử và phần mềm trên máy bay".

Tên lửa BrahMos kết hợp Su-30MKI: 10 lý do khiến bộ đôi trở nên “vô đối” - Ảnh 1.

BrahMos, tên lửa hành trình siêu âm nhanh nhất thế giới của Ấn Độ. Ảnh: Money Control

5) Một máy bay Su-30 được trang tên lửa BrahMos có thể bay 1.500 km hướng tới mục tiêu thù địch trên biển.

6) Sử dụng chế độ xác định mục tiêu đặc biệt của radar, Su-30 có thể khóa tàu chiến đối phương rồi phóng tên lửa BrahMos từ những khoảng cách rất xa trước khi nó có thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa hạm đối không của tàu chiến đáp trả.

7) Sau khi phóng, Su-30 sẽ di chuyển ra xa còn tên lửa BrahMos sử dụng đầu dò của chính nó để định vị mục tiêu.

8) Do có thể đạt tới vận tốc Mach 2.8 (gấp 2,8 lần vận tốc âm thanh), BrahMos đặc biệt khó bị đánh chặn bởi các tên lửa hạm đối không hiện đang được triển khai trên các tàu chiến hàng đầu thế giới.

9) Sự kết hợp giữa Su-30 và tên lửa BrahMos đồng nghĩa với việc Không quân Ấn Độ có thể ra đòn hạ gục mục tiêu chỉ trong vài phút nếu được lệnh, nhanh hơn nhiều việc điều động một tàu chiến tới tấn công mục tiêu trên biển.

10) Tên lửa BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ và Nga và được đặt theo tên gọi của 2 dòng sông Moscow và Brahmaputra của hai nước.

Tên lửa hành trình BrahMos lần đầu tiên được phóng thử thành công từ tiêm kích Su-30MKI

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại