Tên lửa Kornet (có tên đầy đủ là 9M133 Kornet) là vũ khí chống tăng hạng nặng được Nga thiết kế. Một tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet gồm ba thành phần chính: đạn tên lửa 9M133 Kornet; giá phóng ba chân 9P163-1 và kính ngắm nhiệt 1PN79-1.
Nó được vận hành bởi kíp pháo thủ 2 người, hoặc có thể gắn lên các loại xe cơ giới và kể cả tàu chiến. Kornet sử dụng hệ dẫn đường laser lái bán tự động (SACLOS). Theo đó, khí tài trên bệ phóng sẽ làm nhiệm vụ chiếu chùm tia laser liên tục vào mục tiêu, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa lái bám theo chùm tia laser đến mục tiêu.
Tên lửa Kornet là vũ khí chống tăng hạng nặng được Nga thiết kế
Kornet sử dụng cơ chế dẫn hướng bám chùm laser bán tự động SACLOS. Nó có nguyên tắc hoạt động như sau: thiết bị ngắm và chỉ thị mục tiêu sẽ phát ra một tín hiệu hướng đến mục tiêu.
Ví dụ như chùm tia laser, một thiết bị cảm biến ở đuôi tên lửa sẽ cho phép nó “nhìn thấy” chùm laser chỉ thị, thiết bị điện tử trên tên lửa sẽ duy trì đường bay của tên lửa trong trung tâm của chùm tia laser cho đến khi chạm mục tiêu.
Kornet có trọng lượng lớn hơn nên phạm vi tác chiến cao hơn, tên lửa có tầm bắn đến 5.500 m, biến thể Kornet-EM có tầm bắn lên đến 10.000 m. Tên lửa được trang bị đầu đạn liều đúp nặng 10 kg, có khả năng xuyên giáp đến 1.200 mm sau khi phá giáp cảm ứng nổ.
Kornet cũng có thể sử dụng đầu đạn nhiệt áp để tiêu diệt bộ binh trú ẩn trong hầm hào, công sự. Ngoài ra, Kornet còn bắn hạ được trực thăng bay thấp.
Kornet sử dụng kiểu phóng cứng, động cơ tên lửa sẽ được kích hoạt từ trong ống phóng. Điều này đòi hỏi không gian phía sau ống phóng phải đủ rộng để triệt tiêu phản lực từ động cơ của tên lửa. Kornet gặp khó khăn khi hoạt động tác chiến tại các khu vực chật hẹp, trong các khu đô thị.
Tên lửa Kornet đã chứng minh hiệu quả trong thực chiến khi bắn hạ được nhiều xe tăng trên chiến trường trong thời gian gần đây.