Trong hồi 9 Tây du ký , Kính Hà Long Vương bởi vì làm trái ý chỉ của Ngọc Đế, thay đổi thời gian mưa, nên bị đánh dấu vào sổ, bị trời khiển trách. Để bảo mệnh, Long Vương được thần cơ diệu toán Viên Thủ Thành chỉ điểm.
Kính Hà Long Vương và Viên Thủ Thành. (Ảnh minh họa).
Nguyên tác viết: "Nhìn thấy Long Vương, Viên Thủ Thành lạnh nhạt nói rằng: - Người thân là Long Vương dám cãi lệnh trời, khó thoát khỏi lưỡi đao ở Oa Long Đài, giờ Ngọ ngày mai sẽ bị quan Nhâm tào là Ngụy Trưng chém đầu. Ngụy Trưng là quan tể tướng, ngươi còn không mau đến cầu cứu nhà vua.
Long Vương run sợ, ngay tối hôm đó đến cầu xin Đường Thái Tông trong giấc mơ.
Long Vương nói: - Bệ hạ là chân Long, thần là nghiệt Long. Thần bởi vì phạm tội ở thiên đình, sẽ bị hiền thần của bệ hạ là Tào Quan Ngụy Trưng xử trảm, vậy nên thần cố đến đây bái cầu, mong bệ hạ cứu thần một phen!".
Cảnh trong phim Tây du ký.
Đường Thái Tông muốn cho Kính Hà Long Vương một con đường sống, nên đã triệu Ngụy Trưng đến cung chơi cờ, mục đích là để Ngụy Trưng không thể xử trảm Long Vương. Nhưng thật không may, Long Vương chỉ lo cầu cứu Thái Tông, lại quên báo cho Thái Tông biết thời điểm bị trảm. Cho nên đến thời gian xử trảm, Ngụy Trưng đang ở trước mặt Đường Thái Tông thì hôn mê bất tỉnh, và cuối cùng đã xử trảm Long Vương ở trong mộng.
Long Vương phạm tội, chống lại ý chỉ của Ngọc Đế, lẽ ra phải tìm đến Ngọc Đế xin tha tội, cớ sao lại tìm đến Đường Thái Tông để cầu cứu?
Đường Thái Tông địa vị rất cao, đến cả thần cũng không dám thất lễ.
Giải mã cho chuyện này, theo quan điểm của người xưa coi trải dài Thần Châu là một long mạch khổng lồ. Thế gian xoay chuyển xuôi ngược đều là dựa vào long mạch, mà người có thể khống chế kiểm soát được long mạch, chính là người vận hành giang sơn dưới nhân gian, cũng chính là bậc Đế vương. Vậy nên, Trung Quốc cổ đại, luôn xưng Hoàng đế là "Chân Long Thiên tử" hoặc "Chân mệnh Thiên tử".
Kính Hà là một phần của Đại Đường, đương nhiên Kính Hà Long Vương khi gặp chuyện bất trắc, phải tới gặp Đường Thái Tông cầu cứu.
Qua đó có thể thấy địa vị của Đường Thái Tông địa vị rất cao, bởi vậy mà khi Kinh Hà Long Vương bị chết, thấy oan ức, đến đòi mạng với Đường Thái Tông, rồi kiện Đường Thái Tông với Diêm Vương.
Sau khi Đường Thái Tông đến Địa phủ, được Thập Đại Diêm Vương nghênh đón, nói chuyện với ông rất cung kính, không dám vượt quá lễ tiết. Có thể thấy đến cả thần cũng không dám thất lễ Đường Thái Tông.