Tàu vũ trụ của NASA sẽ đâm vào một tiểu hành tinh với tốc độ 24.000 km/giờ

Hà Thu |

NASA đã công bố ngày phóng tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh đang lao xuống Trái đất. Ngày phóng sứ mệnh của tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA dự kiến ​​khởi động vào ngày 23/11 năm nay.

Minh họa tàu vũ trụ DART sẽ lao vào hai thiên thạch đang hướng tới Trái đất.

Minh họa tàu vũ trụ DART sẽ lao vào hai thiên thạch đang hướng tới Trái đất.

Điều này có thể giúp các cơ quan vũ trụ trên thế giới tìm cách chuyển hướng tiểu hành tinh có khả năng gây chết người khỏi va chạm với Trái đất.

DART sẽ thử nghiệm kế hoạch phòng thủ tiểu hành tinh. Về cơ bản, kỹ thuật tác động động học là bắn một hoặc nhiều tàu vũ trụ lớn vào đường đi của một tiểu hành tinh đang lao tới để thay đổi chuyển động của thiên thạch này.

Mục tiêu là một tiểu hành tinh nhị phân (hai thiên thạch di chuyển song song) có tên Didymos, bao gồm một tiểu hành tinh lớn hơn có đường kính khoảng 780 m và một "moonlet" nhỏ hơn có chiều ngang khoảng 160 m.

Tàu vũ trụ DART dự kiến ​​phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, Mỹ trên tên lửa SpaceX Falcon 9 xuyên qua bầu khí quyển.

Theo NASA, một khi tàu DART tách khỏi phương tiện phóng, nó sẽ thực hiện hành trình xuyên không gian trong khoảng một năm, di chuyển gần 11 triệu km trước khi lao vào Didymos vào cuối tháng 9 năm 2022.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu DART sẽ lao vào bề mặt của mặt trăng với tốc độ khoảng 24.000 km/h.

Một tàu vũ trụ đồng hành do Cơ quan Vũ trụ Ý điều hành, được gọi là Light Italian CubeSat for Imagine Asteroids (LICIACube), sẽ cố gắng bay gần đó và xem cận cảnh hành động.

NASA giám sát chặt chẽ tất cả các vật thể gần Trái đất trong phạm vi 1,3 đơn vị thiên văn (1,3 lần khoảng cách giữa Trái đất và mặt trời) của hành tinh chúng ta.

Cho đến nay, NASA đã phát hiện hơn 8.000 tiểu hành tinh gần Trái đất có đường kính lớn hơn 140 m hoặc những thiên thạch đủ lớn để quét sạch cả một bang nếu chúng đổ bộ trực tiếp vào Mỹ vào lúc này. Tuy nhiên, không có vật thể nào trong số này gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Trái đất trong thế kỷ tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại