Nga bắt đầu từ con số 0
Thông tin này do đại diện Trung tâm nghiên cứu quốc gia Krylov, đơn vị thực hiện công tác thiết kế sơ bộ chiếc tàu này, chia sẻ. Mô hình thiết kế lần đầu tiên được trưng bày tại diễn đàn "Army-2018" diễn ra hồi tháng 8 vừa qua.
Chiếc tàu sân bay đang được thiết kế có hai thân song song, được nối bằng hệ thống sàn-nóc. Tuy nhiên, hai thân này ở phần đầu và đuôi liền thành một khối. Chính vì thế, thiết kế của nó được gọi là bán đa thân.
Thiết kế này, dù chiếc tàu có tải trọng không lớn, nhưng vẫn có được sàn cất cánh rộng giống như các tàu sân bay với tải trọng lên tới trên 80 nghìn tấn. "Nhờ đó, chiếc tàu với tải trọng hạng trung có khả năng bố trí được cả đội phi cơ tàu sân bay đúng nghĩa", chuyên gia Trung tâm Krylov giải thích.
Tại Trung tâm Krylov người ta nêu rõ các tính năng của chiếc tàu sân bay tương lai. Tải trọng của nó dự kiến là 44 nghìn tấn. Để so sánh: Các tàu sân bay Mỹ - 100 nghìn tấn, "Đô đốc Kuznetzov" của Nga - 59 nghìn tấn.
Liên quan tới quy mô của đội phi cơ, thì ở đây, đúng là người ta dự kiến bố trí số lượng kỷ lục các máy bay dành cho các tàu sân bay hạng nhẹ như chiếc tàu đang được thiết kế - 46 chiếc. Trên "Đô đốc Kuznetzov" con số này là 50 chiếc.
Tỷ lệ như sau: 12-14 tiêm kích Su-33, 12-14 MiG-29K/KUB, 4 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (cảnh báo sớm), 12-14 trực thăng dòng Ka-27.
Tàu sân bay Kuznetsov - Hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga.
Tàu sân bay Nga có thể biến thành "con vịt mù"
Thực ra, điều khiến người ta băn khoăn đó là Trung tâm Krylov đưa vào phi đội này cả các máy bay cảnh báo sớm mà hiện tại Nga không có. Và đây đúng là hoàn cảnh không may đối với một quốc gia thực sự muốn xây dựng hạm đội tàu sân bay của mình.
Việc không có các máy bay với khả năng cùng một lúc vừa gia tăng sức mạnh tấn công và phẩm chất phòng vệ của tàu, sẽ khiến các tàu sân bay không được coi là loại vũ khí của thế kỷ XXI. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều sở hữu các máy bay cảnh báo sớm.
Nhưng kế hoạch chế tạo chúng cho Hạm đội hải quân Nga từ lâu đã không được nhắc tới. Mặc dù trước đây từng có những nỗ lực mang tính dụt dè – sự việc chỉ dừng lại ở thiết kế mô hình.
Nghiên cứu chiếc máy bay Yak-44E của Phòng Thiết kế Yakovlev, mà dự kiến sẽ tiến hành công tác tuần tra hơn 12 giờ đáng lẽ đã hoàn thành.
Nó được bắt đầu lên thiết kế vào cuối thập niên 70, nhưng đến năm 1992 thì dự án không được tiếp tục cấp ngân sách với lý do hết sức thực tế: Vì dự án chế tạo các tàu sân bay bị dừng lại.
Thực ra, hiện nay người ta thường xuyên nói tới việc xây dựng hạm đội tàu sân bay Nga (mặc dù xác suất hồi sinh hướng phát triển này trong ngành lĩnh vực đóng tàu Nga là không cao).
Và tại Tổ hợp Khoa học-kỹ thuật hàng không Taganrog mang tên Beriev, trong vòng 10 năm qua, người ta đã tự tiến hành đề án thiết kế chiếc máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay với động cơ phản lực và khả năng tàng hình.
Tàu sân bay Kuznetsov - Hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga.
Bất chấp có nhiều đề xuất về việc tiếp tục phát triển đề án, cả Tập đoàn liên kết Chế tạo hàng không Nga lẫn bộ tư lệnh hạm đội Hải quân Nga không hề mặn mà với nó.
Chính vì thế, khó có thể chờ đợi ngân sách cấp cho hoạt động nghiên cứu thử nghiệm trong tương lai gần với lý do hoàn toàn khách quan - tương lai mù mịt của dự án chế tạo tàu sân bay mới của Nga.
Và sự không mong muốn của Trung tâm Krylov tiến hành các hoạt động trao đổi tư vấn với Tổ hợp Taganrog liên quan tới việc sử dụng những máy bay cảnh báo sớm trên các tàu sân bay tương lai đang được Trung tâm Krylov nghiên cứu chế tạo trông hết sức mâu thuẫn.
Trong khi đó, thậm chí những nguồn tin của các hãng thông tấn - những nhân vật phi chính thống và không liên quan nhiều lắm tới câu chuyện này, cũng không hề lên tiếng về việc tái khởi động dự án Yak-44E.
Thậm chí cả các đại diện của Phòng Thiết kế Yakolev cũng giữ im lặng. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể hiểu được. Phòng Thiết kế Yakolev đã nhận được khoản tiền đầu tư cho hoạt động nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng.
Và điều đó, về bản chất, có nghĩa là hoàn thiện tới cùng chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Yak-141, mà 4 nguyên mẫu đã cất cánh và chứng tỏ được những tính năng tuyệt vời, độc đáo đối với các máy bay loại này vào thời điểm hiện tại.
Phòng Thiết kế Yakolev hiện nay đang trải qua giai đoạn khá khó khăn trong lịch sử khi sở hữu tiềm lực thiết kế-kỹ thuật không cao. Để hoàn thành Yak-141 là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay họ.
Nhưng cùng một lúc giải quyết cả nhiệm vụ phức tạp hơn – đó là chế tạo chiếc máy bay mới Yak-44E là điều quá sức đối với họ, một đơn vị chỉ còn không quá 500 nhân sự và không có cơ sở hạ tầng sản xuất.
Phòng thiết kế này còn đang nghiên cứu chế tạo cả chiếc máy bay huấn luyện Yak-152, mà đã bị chậm so với tiến độ khoảng 3-4 năm.
Bởi vậy, phương án thiết kế của Tổ hợp Taganrog trông có nhiều tiềm năng hơn. Nhưng nếu Bộ tư lệnh Hạm đội Hải quân không thể hiện sự quan tâm của họ tới loại máy bay, mà thiếu nó mọi tàu sân bay và tàu đổ bộ đa năng sẽ biến thành phương tiện di chuyển trên biển không có mắt, thì cũng chẳng còn cách nào khác.
Mà chiếc máy bay này vẫn cần thiết, kể cả nếu ngành đóng tàu của Nga trong vòng vài thập niên tới không cho ra lò được bất cứ chiếc tàu sân bay nào. Bởi vì các tàu đổ bộ đa năng với phi đội máy bay chắc chắn sẽ được xuất xưởng.
Còn tạm thời tình hình liên quan tới máy bay cảnh báo sớm trên biển không có cách gọi nào khác ngoài hai từ "thảm hại". Nhiệm vụ của máy bay cảnh báo sớm được đặt lên vai các máy bay trực thăng. Mà ở trong Hạm đội hải quân của Nga chỉ có 2 chiếc.
Không phải 2 loại hoặc 2 phiên bản, mà là 2 chiếc Ka-31. Trong khi đó, loại máy bay này được sản xuất nhiều hơn thế. Nhưng 14 chiếc được Hải quân Ấn Độ sử dụng, 9 chiếc bán cho Trung Quốc. Nga chỉ để lại 2 chiếc cho mình.
Đương nhiên, các khả năng của máy bay trực thăng kém hơn nhiều. Ka-31 có thể tuần tra trên bầu trời không quá 2,5 giờ với bán kính tối đa 300km. Những tính năng tương tự của Yak-44E là 6,5 giờ và hơn 1000km tương ứng.
Trực thăng cảnh báo sớm trên không Ka-31 của Hải quân Nga
Trong khi đó, máy bay trực thăng chỉ có thể phát hiện được các mối hiểm hoạ trên không (tối đa 20 mục tiêu) nhưng không thể điều các máy bay tiêm kích đánh chặn. Trần cao tuần tra là 3500m. Các máy bay có thể bị nó phát hiện ở khoảng cách 100-150km, các tàu chiến mặt nước là 250-285km.
Còn máy bay cảnh báo sớm có những tính năng khác. Hoạt động tuần tra có thể thực hiện ở độ cao từ 3000m đến 11000m, hơn hẳn so với Ka-31. Các máy bay với vùng tán xạ hiệu quả 3m2 có thể bị phát hiện ở khoảng cách lên tới 250km.
Các tên lửa hành trình - từ 165k ("Harpoon") đến 220km (AGM-86). Cùng lúc có thể theo dõi tối đa 150 mục tiêu, và dẫn hướng mục tiêu cho tối đa 40 máy bay tiêm kích. Như vậy sự khác nhau trong các tính năng của trực thăng và máy bay là vô cùng lớn.
Tuy nhiên, sự khác biệt còn lớn hơn nhiều giữa chiếc Yak-44E giả định và máy bay cảnh báo sớm Northrop Grumman E-2D Advanced Hawkeye của Mỹ, mà trong 10 năm vừa qua đã bắt đầu được thay thế bằng phiên bản nâng cấp Grumman E-2C Hawkeye.
Chiếc máy bay mới của Mỹ có thể hoạt động hơn 7 giờ đồng hồ nếu được tiếp nhiên liệu trên không. Nó được trang bị hệ thống radar với ăng ten lưới mảng pha chủ động.
Cùng một lúc nó có thể theo dõi tối đa 2000 mục tiêu, dẫn hướng mục tiêu cho 100 máy bay hoặc tên lửa. Tầm phát hiện tối đa các mục tiêu cỡ lớn là 620km.
Những tính năng ưu việt của hệ thống radar APY-9 đó là nó có thể phối hợp với các máy bay tàng hình thế hệ thứ 5. E-2D có khả năng dẫn hướng tới mục tiêu không chỉ các máy bay tiêm kích mà cả tên lửa chống tên lửa của hệ thống phòng không trên biển "Aegis" được bố trí trên các tàu hộ tống.
Dự kiến 75 chiếc máy bay này sẽ được sản xuất và bàn giao cho Hải quân Mỹ đến năm 2025.
Cuối cùng, cần phải nói rằng tất cả những câu chuyện xung quanh việc Nga cần các tàu sân bay như thế nào nếu không có chương trình chế tạo máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay sẽ là vô nghĩa.
Không có những máy bay này mọi tàu sân bay, dù tốt đến mấy, cũng sẽ biến thành con vịt "mù", không biết kẻ địch đang chuẩn bị "nghênh tiếp" mình như thế nào ở khoảng cách vài chục km.
Đánh giá về chất lượng các tàu sân bay mà quên đi những vấn đề liên quan tới khả năng phòng vệ của chúng trước các cuộc tấn công từ trên không thìs cũng giống như mang rổ ra múc nước.
Điều tương tự cũng có thể nói về cả các tàu hộ tống, mà cùng với chúng mới có thể hình thành biên đội tấn công. Tối thiểu phải là các khinh hạm, còn tốt hơn là các khu trục hạm mà Nga cũng không hề có. Và không biết đến bao giờ mới có. Và câu chuyện này cũng rất đáng buồn.
Tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga hoạt động ở chiến trường Syria.