Để tạo ra vũ khí hạt nhân và công nghệ hạt nhân, các cường quốc đã nhiều lần trải qua sự cố liên quan. Sau những năm diễn ra chiến tranh lạnh một số đã mất đi nhưng vẫn còn lại các lò phản ứng, bom và ngư lôi gắn đầu đạn hạt nhân. Và các sự cố đáng tiếc đã xảy ra, phần lớn được che giấu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng.
Tàu ngầm nguyên tử chôn vùi, máy bay cắt bom hạt nhân
Ngày 10/4/1963 trong cuộc thử nghiệm sâu dưới nước ở Đại Tây Dương, cách 200 dặm về phía đông Cape Cod tàu ngầm “Thresher” đã bị đắm (có một lò phản ứng hạt nhân). Chiếc tàu nằm ở độ sâu khoảng 2 560 m.
Ngày 22/5/1968 tàu ngầm “Scorpion” đang tuần tra ở Bắc Đại Tây Dương đã biến mất cùng với lò phản ứng hạt nhân và hai ngư lôi hạt nhân. Chiếc tàu này được tìm thấy ở độ sâu 3000 m, cách 740 km về phía tây nam đảo Azores. Nguyên nhân “mất tích” của tàu ngầm này cho tới nay vẫn chưa được làm sang tỏ.
Nhưng những “chiến công hạt nhân” chính của quân đội Mỹ trên biển tất nhiên gắn liền với không quân.
Ngày 14/2/1950 máy bay ném bom B-36 cất cánh từ căn cứ Alaska Eylson, đã tham gia mô phỏng cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ Liên Xô. Trên máy bay ném bom mang theo bom hạt nhân Mk.IV. Quả bom đã bị tách đầu đạn Plutonium ra nhưng trong quả bom vẫn còn vỏ bọc làm từ kim loại uranium và 5.000 pound chất nổ.
Chiếc máy bay đã bị rơi trong khu vực thời tiết xấu trên bờ biển của British Columbia, 3 trong số 6 động cơ bị phủ băng và ngừng hoạt động. Các phi hành đoàn đã nhận thấy điều này và thả một quả bom (có nhân chứng nhìn thấy vụ nổ bốc cháy từ bờ), sau đó rời khỏi máy bay và rơi xuống nước.
Phần đuôi của tàu "Scorpion", nằm ở dưới đáy Đại Tây Dương.
Vào 10/3/1956 trên Địa Trung Hải máy bay ném bom B-47 cất cánh từ Florida đã biến mất. Trên máy bay mang theo hai quả bom hạt nhân. Đến nay những thông tin về máy bay và vũ khí hạt nhân chưa được tìm thấy.
Ngày 28/7/1957 chiếc máy bay vận tải C-124 vận chuyển từ tiểu bang Delaware đến châu Âu ba quả bom hạt nhân và đầu đạn plutonium.
Trên Đại Tây Dương ngoài khơi bờ biển New Jersey thì máy bay bắt đầu mất công suất, hai trong số bốn động ngừng hoạt động dần. Phi hành đoàn đã ném xuống biển 2 trong số 3 quả bom và ước chừng cách thành phố Atlantic khoảng một trăm dặm.
Ngày 5/2/1958 gần Savannah (bờ biển Georgia) máy bay tiêm kích F-86 đã va chạm với máy bay ném bom chiến lược B-47.
Chiếc máy bay tiêm kích bị vỡ tan còn B-47 bị hư hỏng nhưng vẩn bay được và trở về căn cứ. Tuy nhiên sự thật là máy bay này đã ném vào Đại Tây Dương quả bom nhiệt hạch Mk.15 (công suất phá hoại tương đương 1,7 megaton hay triệu tấn TNT).
Cho tới bây giờ nó vẫn còn nằm yên dưới bùn, nhiều cuộc tìm kiếm diễn ra nhưng không đem lại kết quả.
Ngày 5/12/1965 cách không xa Okinawa ở tàu sân bay “Ticonderoga” vì bị lắc mạnh cộng với không cố định chặt nên máy bay tiêm kích A-4 Skyhawk mang bom hạt nhân đã trượt xuống biển và chìm ở độ sâu khoảng 4 900 mét. Lầu Năm Góc đã không thừa nhận sự kiện này đến tận năm 1989.
Năm 1960 trong điều kiện “tình hình quốc tế căng thẳng kéo dài” Mỹ đã phát động chiến dịch “Chrome Dome”, liên quan đến việc thành lập hệ thống các máy bay ném bom chiến lược mang theo vũ khí hạt nhân trực chiến liên tục trên không.
Các máy bay này luôn ở trong trạng thái sẵn sàng tấn công các mục tiêu đã định ở sâu trong lãnh thổ Liên Xô. Không phải tất cả các chuyến bay đều có “kết thúc” tốt đẹp.
Ngày 17/1/1966 tại Palomares Tây Ban Nha máy bay ném bom B-52G khi trực chiến trên không đã va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-135. Kết quả là bốn quả bom nhiệt hạch Mk.28 loại (B28RI) công suất 1,45 triệu tấn mỗi quả đã rơi vào “môi trường xung quanh”.
Ba trong số đó rơi trên đất liền (2 quả bị hủy hoại và môi trường bị nhiễm plutonium khoảng 2,6 km vuông) và một quả bị chìm xuống biển. Nó đã được tìm thấy và trục vớt sau xảy ra thảm họa.
Bất chấp những lời chỉ trích mạnh mẽ hành động tuần tra của các máy bay ném bom mang vũ khí hạt nhân trên được bắt đầu ở Palomares, chiến dịch “Chrome Dome” chỉ ngừng lại sau khi xảy ra vụ tai nạn vào ngày 21/1/1968 ở khu vực căn cứ không quân Thule, đã gây vụ bê bối quốc tế.
Vụ tai nạn xảy ra với máy bay B-52 khi làm nhiệm vụ mang theo bốn quả bom hạt nhân. Chiếc máy bay đâm vào băng và chìm xuống đáy Vịnh Baffin.
Quân đội Mỹ đã tiến hành các hoạt động để trục vớt chúng, và sau đó họ báo cáo rằng tất cả bốn quả bom đã được tách ra an toàn. Tuy nhiên nhiều năm sau, báo cáo kết quả kiểm định cho thấy, họ chỉ tìm được các thành phần của ba quả bom còn quả thứ tư vẫn nằm ở đâu đó trong vùng biển Greenland.
Bí mật của Liên Xô
Cho tới bây giờ thông tin về khả năng mất các đầu đạn hạt nhân của Liên Xô và Nga vẫn được giữ rất bí mật. Mặc dù những báo cáo thường xuyên nói về sự cố với vũ khí hạt nhân trên máy bay.
Cùng thời gian này nhờ cựu phó giám đốc tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Anatoly Shtyrov đã thông báo rộng rãi về tai nạn của máy bay ném bom Tu-95 Liên Xô bị ở Terpeniya (phía nam của Sakhalin) vào mùa xuân năm 1976.
Trên máy bay được cho là có hai đầu đạn hạt nhân, sau này được trục vớt lên từ đáy bởi tàu ngầm "Greyback" của Mỹ.
Căn cứ Thule đang vận chuyển vật liệu bị ô nhiễm phóng xạ dưới băng năm 1968
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga xác nhận rằng, họ không thực hiện các chuyến bay của máy bay chiến lược trong khu vực này vào năm 1976. "Rosatom" (giờ là Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nga) đã bác bỏ sự cố liên quan đến hạt nhân trong khu vực này và thông báo về vụ tai nạn máy bay tầm xa thông thường.
Thông tin về máy bay thực hiện nhiệm vụ trực chiến mang vũ khí hạt nhân đã khép lại vì vậy để tiếp tục điều tra sự thật này sẽ rất phức tạp.
Khối lượng công việc tuần tra của máy bay của Liên Xô rất khiêm tốn so với Mỹ, và theo thống kê về số lần gặp tai nạn (có thể một số được giữ kín) thì số lượng các máy bay gặp nạn của Liên Xô ít hơn so với Hoa Kỳ. Nhưng dù ít hay nhiều chúng ta đều biết rằng, kết quả cuối cùng sự cố của tàu ngầm hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân gây ra như thế nào.
Năm 1965 ngoài khơi bờ biển Novaya Zemlya đã xảy ta tai nạn ngập khoang lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm K-19 (dự án 658), chúng đã từng bị rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng ở Jan Mayen năm 1961.
Vào năm 1966, khu vực lân cận cũng xảy ra sự cố ngập khoang lò phản ứng của tàu ngầm K-11 (dự án 627A "Kit"), chúng đã từng được sửa chữa vào tháng 2/1965 vì xảy ra sự cố kĩ thuật trong lúc nạp nguyên liệu các lò phản ứng.
Vào mùa thu năm 1967 tại Vịnh Tsivolki (bờ biển phía đông bắc của Novaya Zemlya) tai nạn gây ngập màn hình bảo vệ lò phản ứng trên tàu phá băng nguyên tử đầu tiên trên thế giới "Lenin".
Tháng 3/1968, phía bắc Midway ở Thái Bình Dương, tàu ngầm diesel-điện của Hạm đội Thái Bình Dương K-129 (dự án 629A) đã bị chìm xuống độ sâu khoảng 5 000 mét. Nguyên nhân của "cái chết" vẫn chưa được làm sang tỏ cho đến bây giờ.
Trên tàu ngầm có ba tên lửa đạn đạo R-21 mang đầu đạn hạt nhân có công suất khoảng 1 megaton và hai ngư lôi hạt nhân. Một hoặc hai quả ngư lôi đã được vớt lên bởi Mỹ vào năm 1974, còn tên lửa trục vớt không thành công.
Ngày 8/4/1970 trong cuộc tập trận "Ocean-70" đã xuất hiện cháy ngư lôi gắn đầu đạn hạt nhân của tàu K-8 (dự án 627A) nằm trong vịnh Biscay. Ngày 12/4, sau nhiều nỗ lực để cứu con tàu, nhưng cuối cùng tàu ngầm đã chìm xuống độ sâu khoảng 4 700 m. Trên tàu có hai lò phản ứng và theo một số tài liệu có bốn hoặc sáu ngư lôi gắn đầu đạn hạt nhân.
Năm 1972 (theo các nguồn tin khác - vào năm 1974) ở vùng trũng Novaya Zemlya biển Kara lò phản ứng tàu ngầm hạt nhân K-140 (dự án 667A "Navaga") bị ngập.
Ngày 10/9/1981 ở Biển Kara đã xảy ra sự cố chìm tàu ngầm hạt nhân K-27 (dự án 645). Các tàu thí điểm với 2 lò phản ứng PM-1 cùng với kim loại lỏng tải nhiệt (hợp kim chì và bitmut) đã gặp phải sự cố rò rỉ phóng xạ vào tháng 5/1968, sau đó nó không thể hoạt động.
Sau một thời gian dài không hoạt động cùng với lò phản ứng nó bị nhấn chìm xuống độ sâu 75 m bằng cách bơm vào trong khoang 270 tấn nhựa đường. Hiện nay có những kế hoạch cho việc phục hồi và sử dụng nó.
Ngày 3/10/1986 trên tàu chiến trang bị tên lửa chiến lược K-219 (dự án 667A) "Nalim", nằm ở Đại Tây Dương phía đông của Bermuda do bị hở cửa lò dẫn tới vụ nổ nhiên liệu từ tên lửa.
Chiếc thuyền trôi bập bềnh, nhưng sau thời gian dài nỗ lực dành sự sống đã chìm ở độ sâu hơn 5 600 m vào đêm ngày 6/10. Trên tàu có hai lò phản ứng, hai ngư lôi hạt nhân, và (theo nhiều nguồn khác nhau) có 15 hoặc 16 tên lửa đạn đạo R-27U, mỗi tên lửa mang ba đầu đạn với công suất 200 kiloton.
Tàu ngầm nguyên tử K-219 ở Đại Tây Dương
Ngày 7/4/1989 ở biển Na Uy sau đám cháy lớn tàu K-278 "Komsomolets" (dự án 685 "Vlavnhik", tàu ngầm hạt nhân đa năng có thể lặn sâu 1000 m) đã bị chìm ở độ sâu 1858 m.
Trên tàu có hai lò phản ứng hạt nhân và hai tên lửa-ngư lôi "Squall" gắn đầu đạn hạt nhân.
Tháng 8/2000 trên biển Barents tàu ngầm nguyên tử K-141 "Kursk" bị chìm đã được trục vớt, cũng như K-429 bị đắm ở vịnh Sarah vào tháng 7/1983. Thế nhưng ngày 30/8/2003 cạnh đảo Kildin (khu vực Murmansk) tàu ngầm nguyên tử K-159 (dự án 627A) đã bị chìm ở độ sâu 170 m. Trên tàu có hai chiếc lò phản ứng hạt nhân.
Còn có một nguồn năng lượng "tuyệt vời" máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTGs). Nó giống như "pin nguyên tử": sử dụng năng lượng từ phân rã tự nhiên của vật liệu phóng xạ để tạo ra điện. Sử dụng rộng rãi như một nguồn cung cấp điện độc lập. Một số thiết bị này đã bị chìm xuống biển, vì các lý do khác nhau, chưa tìm thấy được cho đến nay.