Đây không phải là phim viễn tưởng. Đó là đòn tấn công hoàn toàn có thể diễn ra từ một loại vũ khí thực thụ đang có trong biên chế của Hải quân Nga - tàu ngầm Yuri Dolgoruky.
Cơn ác mộng đối với nước Mỹ
Trang bị 16 tên lửa hành trình Bulava gắn đầu đạn hạt nhân, nhưng khi phóng loạt thì nó có thể bắn đi 96 đầu đạn tên lửa cùng lúc, hủy diệt lãnh thổ nước Mỹ bằng một đòn tấn công bất ngờ.
Yuri Dolgoruky có 16 giếng phóng tên lửa thẳng đứng, mỗi giếng mang 1 tên lửa với tầm tấn công lên tới 9.600 km. Điều này có nghĩa là, tàu ngầm hoàn toàn có thể nổi lên ở phía Tây Hawaii, phóng tên lửa về phía Đông mà vẫn tấn công trúng thành phố New York.
Tuy nhiên, nếu như vậy thì tên lửa Nga sẽ phải vượt qua rất nhiều hệ thống phòng thủ của Mỹ mà những tổ hợp đánh chặn tốt nhất lại được đặt ở Hawaii. Vì vậy, tốt hơn hết, có lẽ Yuri Dolgoruky nên phóng tên lửa từ một vị trí ít được phòng thủ hơn, chẳng hạn như Vịnh Mexico.
Từ đây, các tên lửa của Nga vẫn có thể tấn công tất cả các bang trên nước Mỹ lục địa và gần như toàn bộ lãnh thổ Mỹ.
Mỗi tên lửa của tàu ngầm Yuri Dolgoruky được trang bị 6 đầu đạn phân hướng độc lập tấn công mục tiêu (MIRV), nghĩa là mỗi đầu đạn sẽ đảm trách một mục tiêu khác nhau. Mỗi đầu đạn như vậy lại có sức công phá bằng 100 kiloton.
Tổng sức mạnh 9.600 kiloton sẽ tỏa ra 96 địa điểm nhằm vào các tổ hợp quân sự và thành phố lớn của Mỹ. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất là tàu ngầm có thể phóng đi tất cả tên lửa chỉ trong vòng 1 phút.
Các tàu ngầm lớp Borei luôn bộc lộ một mối đe dọa to lớn đối với các đối thủ của Nga. Ảnh: BQP Nga
Như vậy, điều gì sẽ xảy ra nếu Nga thực sự tấn công Mỹ bằng loại tàu ngầm này hoặc các tàu ngầm tương tự?
Đầu tiên cần thấy rằng, Yuri Dolgoruky chỉ là một phần của lớp tàu ngầm Borei và các đầu đạn 100 kiloton của nó không thể xuyên thủng tất cả các tổ hợp được bảo vệ vững chắc nhất.
Do đó, một đòn tấn công vào tổ hợp quân sự Cheyenne Mountain có thể làm suy giảm khả năng thông tin của Bộ Tư lệnh Phòng thủ Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) nhưng căn cứ này sẽ vẫn sống sót.
Nếu như vậy thì những người Nga lập kế hoạch tấn công công nhiều khả năng sẽ chọn các mục tiêu khác thay thế nhằm giảm tới mức tối đa khả năng đáp trả của Mỹ và đẩy sự hỗn loạn từ phía Mỹ lên mức độ cao ngay sau vụ tấn công.
Tức là lúc này các mục tiêu hướng tới có thể sẽ là Lầu Năm Góc, Căn cứ Hải quân Kings Bay ở Nam Georgia và Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri.
Với phần lớn các địa điểm này, mỗi một mục tiêu tấn công, tất cả 6 đầu đạn tên lửa Nga sẽ đánh trúng cả các khu vực lân cận. Các lực lượng hải quân luôn giữ bí mật thông tin về khả năng của đầu đạn MIRV, bởi rõ ràng họ không muốn một chỉ huy đối phương nào đó biết chính xác mức độ lan tỏa mà các đầu đạn có thể tạo ra.
Nhưng khó có khả năng một tên lửa tấn công King's Bay lại nhắm tới một mục tiêu nữa trong tầm với của các đầu đạn MIRV. Vì thế, các tên lửa tấn công sẽ phóng tất cả 6 đầu đạn xuống đúng căn cứ hải quân này hoặc gần đó. Ngoại trừ khi đó là một đòn tấn công nhằm vào Lầu Năm Góc.
Một tên lửa hạt nhân tấn công Căn cứ Hải quân King's Bay ở Georgia có thể không đủ khả năng phân tán đầu đạn ra các mục tiêu quân sự khác Ảnh: NukeMap
Khi tấn công Lầu Năm Góc, các đầu đạn chắc chắn cũng sẽ bắn trúng Nhà Trắng, Đồi Capitol và có thể là cả Fort Meade và Detrick bên cạnh hay Căn cứ Thủy quân Lục chiến Quantico của Mỹ.
Với những người ở trên mặt đất, giây phút tiếp theo ngay sau vụ tấn công là thời khắc quan trọng nhất đối với sự sống còn của họ. Nếu ở đúng trung tâm vụ tấn công (ground zero) và đầu đạn hạt nhân phát nổ, họ gần như không có cơ hội sống sót.
Nếu không trú ẩn trong một hầm ngầm tránh bom nguyên tử kiên cố, hoặc là họ sẽ chết khi vụ nổ lan tới vị trí hoặc họ cũng sẽ tử vong do các tòa nhà đổ sập đè lên. Mà chẳng cần đến thế, chỉ cần sức ép từ sóng xung kích cũng đủ giết chết họ. Sức nóng và phóng xạ còn gây ra thảm kịch khủng khiếp hơn.
Nhưng ngoài phạm vi đó, vẫn hiện hữu những mối đe dọa nghiêm trọng khác. Nếu ở cách vụ nổ khoảng 2 dặm (3,2 km), họ có thể sống sót ngay sau khi đạn hạt nhân phát nổ nhưng vẫn sẽ chết vài giây sau đó.
Nếu họ nhìn thấy tia lửa phát ra từ đầu đạn và tiến gần tới cửa sổ để quan sát rõ hơn thì khi đó áp suất sóng xung kích sẽ làm vỡ cửa kính, văng mảnh vỡ vào người và mặt họ.
Ngay cả khi tránh được vụ vỡ cửa kính, họ cũng cần phải xử lý các vết thương gây ra bởi chất phóng xạ và áp suất sóng xung kích trong khi vẫn phải dập lửa xung quanh và tìm tới trợ giúp y tế. Nếu không tự sơ cứu mình và những người xung quanh kịp thời, tất cả số họ cũng sẽ chết bởi các vết thương gây ra.
Nhưng lúc này xuất hiện một tin tốt lành nếu xảy ra một vụ tấn công vào các cơ sở quân sự của Mỹ, đó là rất nhiều phương tiện hạt nhân của Mỹ được chủ đích xây dựng xa các trung tâm dân cư để giảm bớt thương vong cho dân thường khi chiến tranh nổ ra.
Do đó, mặc dù Washington D.C rõ ràng là một thành phố lớn với hàng trăm nghìn người có thể bị chết trong một vụ tấn công thì Kings Bay chỉ có khoảng 60.000 người sống trong hoặc gần căn cứ. Khi đó, sẽ vẫn là thảm họa nhưng ít nhất xét về con số, thương vong cũng ít hơn.
Hàng trăm nghìn người sẽ chết và hàng chục máy bay ném bom, tàu ngầm và tên lửa hạt nhân của Mỹ có thể bị xóa sổ, làm suy giảm đáng kể khả năng đáp trả của Mỹ. Đò là với chỉ một tàu ngầm đối phương. Nếu nhiều tàu ngầm, hoặc tấn công bằng tàu ngầm kết hợp với máy bay và tên lửa mặt đất thì kịch bản còn tồi tệ hơn nhiều.
"Trạng chết Chúa cũng băng hà"!
Vậy nếu Nga điều động một trong những chiếc tàu ngầm lớp Borei của mình tới sát bờ biển Mỹ và tiến hành một cuộc tấn công như thế này, họ có thành công? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu họ sử dụng các tàu lớp Yasen với ít đầu đạn hơn nhưng tải trong lại lớn hơn, liệu Mỹ có bị đánh bại trong một đòn tấn công?
Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo USS Kentucky rời căn cứ tham gia sứ mệnh răn đe chiến lược từ năm 2016. Ảnh: HQ Mỹ
Nước Mỹ sẽ bị tàn phá, đó là điều chắc chắn. Nhưng có một lý do rất đơn giản mà Nga đừng bao giờ hy vọng thực hiện được một cuộc tấn công như vậy cả: Thậm chí ngay cả khi họ phá hủy được căn cứ tàu ngầm ở King's Bay, căn căn cứ không quân ở Trung Tây và cơ quan đầu não chỉ huy ở Lầu Năm Góc, Mỹ vẫn còn các tàu ngầm hạt nhân tham gia tuần tra ngoài khơi.
Khả năng đáp trả của Mỹ có thể bị hạn chế sau vụ tấn công đầu tiên nhưng việc loại bỏ hoàn toàn khả năng của Mỹ ngay một lúc là điều gần như không thể. Sức mạnh và khả năng phản công của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân này là không thể xem thường.
Nếu Mỹ bị tấn công, những tàu ngầm này sẽ đảm nhận vai trò phản đòn, ồ ạt phóng đi các đầu đạn hủy diệt các mục tiêu của Nga với hậu quả tương tự.
Trong trường hợp có từ 4 đến 5 tàu ngầm đang tuần tra, theo tiêu chuẩn thông thường, chúng có thể phóng đi hàng chục tên lửa hạt nhân tấn công Nga, gây ra những thảm kịch thậm chí còn nặng nề hơn những gì Mỹ phải gánh chịu.
Mặc dù cơn ác mộng nêu trên có thể rất đáng sợ mỗi khi nghĩ về nó nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ: Đó chỉ là ác mộng. Quân đội Mỹ vẫn duy trì một khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ để buộc những thế lực nào muốn phát động một đòn tấn công như vậy đều phải chùi bước.
Hệ thống tàu ngầm của Mỹ, cùng với các máy bay ném bom và tên lửa hạt nhân đủ để đảm bảo rằng không kẻ thù nào có thể thực hiện được một đòn tấn công như vậy mà đất nước họ không bị xóa sổ.
Tàu ngầm Nga Yuri Dolgorukiy phóng thử tên lửa Bulava