Tàu dầu bị tấn công: Hạm đội 5 Mỹ báo động khẩn, chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào?

Chỉ Nhàn |

Thảm kịch hai tàu chở dầu phát nổ tại eo biển Hormuz có thể sẽ đẩy quan hệ Mỹ - Iran tới bờ vực sụp đổ, thậm chí chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào kể từ giờ phút này.

Chiều ngày hôm qua (13/6), trên eo biển Hormuz yên ả, hai tàu chở dầu khổng lồ bất ngờ phát nổ và bốc cháy dữ dội, tín hiệu SOS liên tục phát đi khẩn cấp tới lực lượng xung quanh bao gồm cả Hạm đội 5 Hải quân Mỹ.

Các tàu gặp sự cố nhanh chóng được xác định gồm: tàu dầu hãng Frontline (Na Uy) và tàu Kokuka Courageous mang cờ Panama. Một trong hai chiếc được cho là đã bị chìm, chưa có thiệt hại nhân mạng, hầu hết thủy thủ đều được cứu sống.

Hậu quả kinh tế thì đã thấy rõ, tuy vậy nặng nề hơn cả thảm kịch có thể đẩy quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục leo thang căng thẳng sau sự việc chính quyền Tổng thống Trump đưa tàu sân bay tới vùng Vịnh.

Bởi ngay sau khi xảy ra tai nạn, chưa cần điều tra đã có những nguồn tin khẳng định Tehran phải chịu trách nhiệm cho việc này, thậm chí quy kết Iran là tác giả vụ tấn công.

Iran là tác giả vụ tấn công?

Thật vậy, là quốc gia có đường bờ biển góp phần tạo dựng nên eo biển Hormuz chiến lược và cũng đang có căng thẳng lớn với Mỹ và đồng minh ở khối Ả Rập, Iran nhanh chóng trở thành đối tượng tình nghi số một.

Thậm chí, theo tờ Mirror (Anh), một quan chức cấp cao của Mỹ tuyên bố là rất có khả năng Iran đứng đằng sau vụ tấn công bằng "ngư lôi" vào tàu dầu.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, Tehran chẳng có lý do gì để họ tiến hành cuộc tấn công như vậy.

Tàu dầu bị tấn công: Hạm đội 5 Mỹ báo động khẩn, chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào? - Ảnh 2.

Iran không có lý do để tiến hành tấn công các tàu dầu tại Hormuz.

Bởi Iran được lợi gì khi đánh chìm 2 tàu dầu? Kinh tế, quân sự, chính trị đều không hề đem lại bất cứ lợi ích nào ngoài những rắc rối.

Giả định Iran là tác giả, đánh chìm hai tàu dầu và sau đó hứng các đòn trừng phạt về kinh tế không chỉ tầm khu vực mà có thể là trên tầm thế giới, về mặt quân sự nước này có thể chịu các đòn trả đũa ví như một cuộc không kích từ Hạm đội 5... vậy thì lợi ở đâu!

Phải khẳng định một điều chắc chắn rằng người dân Iran và cả Trung Đông không một ai thích chiến tranh, xung đột nổ ra chỉ đem lại đau thương và mất mát, không có chút lợi lộc nào về kinh tế - xã hội.

Vậy ai đứng đằng sau vụ tấn công hai tàu dầu ở eo biển Hormuz?

Mỹ đang giở trò?

Không loại trừ khả năng thảm kịch lần này có bàn tay đen tối từ nước Mỹ, bởi nhìn lại lịch sử tham chiến của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 tới tận hôm nay. Washington đã không ít lần tự dựng ra các tấn thảm kịch rồi vin vào cớ đó phát động tấn công.

Điển hình như cái gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964 mà Mỹ tự dựng lên trong chiến tranh Việt Nam, để lấy cớ đưa máy bay không kích miền Bắc Việt Nam - chính thức châm ngòi cho chiến dịch không kích kéo dài gần 10 năm.

Hay gần đây nhất, tuy không là lực lượng trực tiếp "diễn kịch" nhưng CIA và Quân đội Mỹ được cho là "đạo diễn" các vụ tấn công hóa học ở Syria.

Sau đó họ nhanh chóng diễn bài "thương tiếc", tung đòn không kích bằng Tomahawk nhắm vào quân đội ủng hộ Tổng thống Assad. Vậy nên thảm kịch Hormuz ngày 13/6 xem ra ít nhiều có bàn tay của "ai đó".

Tàu dầu bị tấn công: Hạm đội 5 Mỹ báo động khẩn, chiến sự có thể nổ ra bất cứ lúc nào? - Ảnh 3.

Ai đó đang dựng lên thảm kịch để lấy cái cớ gây hấn với Iran.

Đáng lưu ý, cách đây gần một tháng, sự cố tương tự xảy ra với 4 tàu hàng thương mại ở vùng biển này. Các cuộc điều tra kết luận có mìn gài dưới đáy tàu, tất nhiên Mỹ - Ả Rập Xê-út nhanh chóng cáo buộc Iran là thủ phạm.

Rõ ràng, lúc này đây Washington và các đồng minh của mình cần một cái cớ tốt nhất để tiếp tục trừng phạt Tehran và xa hơn nữa có thể tổ chức các cuộc không kích quy mô.

Thật ra, Tehran cũng như Moscow hiểu rõ điều này và ngay lập tức đã có phát ngôn ám chỉ "thế lực đen tối" đang muốn "gây sự" ở vùng Vịnh.

Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cho rằng sự cố này là rất "khả nghi", đồng thời nhấn mạnh "Diễn đàn Đối thoại khu vực mà Iran đề xuất là rất cần thiết".

Trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo phương Tây không được gây áp lực với Iran sau sự cố 2 tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman:

"Tôi cảnh báo về những kết luận vội vã nhằm đổ lỗi cho đối tượng mà họ cố ý nhắm tới. Chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch gây áp lực về chính trị, tâm lý và quân sự đối với Iran".

Nói chung dù muốn dù không, thảm kịch nổ liên tiếp hai tàu chở dầu sẽ tiếp tục đẩy quan hệ Mỹ - Iran xuống bờ vực thẳm, căng thẳng gia tăng là không thể tránh khỏi, mong rằng "cái đầu nóng" của hai bên nên cân nhắc trước "ấn nút bắn tên lửa".

Eo biển Hormuz là tuyến đường vận tải biển cực kỳ quan trọn vốn là tâm điểm của căng thẳng khu vực trong nhiều thập kỷ qua.

Ước tính có khoảng 30 % dầu thô trên toàn thế giới đi bằng đường biển qua điểm nút chiến lược này và vị thế nó tự nhiên trở trở thành điểm nóng cho sự mâu thuẫn chính trị và kinh tế.

Hormuz nối Vịnh Oman và Vịnh Ba tư, ngăn cách Oman với hàng xóm phía Đông của nó là Iran với chiều ngang tại nơi hẹp nhất chỉ có chừng 21 dặm (34km) nhưng lai có độ sâu lớn để các siêu tàu chở dầu lớn nhất thế giới có thể qua lại dễ dàng.

Cơ quan Thông tin năng lượng Hoa Kỳ miêu tả nó như "điểm nghẽn quan trọng nhất trên thế giới" khi có tới khoảng 80% của lượng dầu thô đáp ứng nhu cầu thị trường châu Á buộc phải đi qua khu vực này.

Trước đây Iran đã từng nhiều lần đe dọa sẽ đóng cửa và khóa chặt tuyến đường biển chiến lược này nhưng họ chưa một lần thực sự ra tay.

Hiện trường tàu dầu phát nổ và bốc cháy ở eo biển Hormuz.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại